Dân Việt

Vô khu rừng này ở Đồng Nai chụp hình la liệt động vật hoang dã, có nhện độc khổng lồ, gà rừng quý hiếm

Xuân Lượng-Lam Jiang 09/12/2024 05:22 GMT+7
Khu Bảo tồn Thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai được thành lập năm 2004, có diện tích hơn 100.000 héc-ta, gồm gần 68.000 héc-ta đất rừng và hơn 32.000 héc-ta mặt nước hồ Trị An.

Khu Bảo tồn Thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai được thành lập năm 2004, có diện tích hơn 100.000 héc-ta, gồm gần 68.000 héc-ta đất rừng và hơn 32.000 héc-ta mặt nước hồ Trị An.

img

Voọc chà vá chân đen có tên trong cả Sách Đỏ thế giới và Sách Đỏ Việt Nam, mức độ cực kỳ nguy cấp. Các quần thể tại Việt Nam ước tính chỉ còn tổng số chưa đến 5.000 cá thể.

Sau 27 năm Đồng Nai đóng cửa rừng (1997) và 20 năm thành lập Khu bảo tồn, rừng tại Khu bảo tồn đã hồi sinh mạnh mẽ. Nhiều loại động, thực vật đặc hữu, quý, hiếm đã được phục hồi.

Ở Khu bảo tồn hiện có hơn 1.400 loài thực vật, hơn 2,2 ngàn động vật, trong đó nhiều loài thuộc nhóm nguy cấp, quý, hiếm.

Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai được đánh giá là một trong những khu rừng đặc dụng có hệ sinh thái rừng đặc trưng nhất vùng Đông Nam Bộ.

img

img

Bò tót trong Khu Bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai hiện có khoảng 200 con. Bò tót được xếp vào nhóm động vật nguy cấp cần bảo tồn.

img

img

Gà lôi hồng tía là loài quý hiếm, chỉ phân bố rộng ở vùng Đông Dương. Loài này đã được đưa vào Sách Đỏ IUCN, Sách Đỏ Việt Nam và Sách Đỏ Chim Châu Á. Hiện nay số lượng cá thể ít, đang được bảo vệ tích cực tại nhiều Khu bảo tồn thiên nhiên và Vườn quốc gia.

img

Khỉ đuôi lợn là loài động vật quý hiếm thuộc nhóm IIB (nhóm các loài hạn chế khai thác và sử dụng vì mục đích thương mại). Số lượng quần thể khỉ đuôi lợn giảm mạnh do diện tích rừng tự nhiên bị thu hẹp. Đây cũng là loài bị săn bắt để lấy thịt, nấu cao, buôn bán...

img

Sóc lớn đen có tên khoa học Ratufa bicolor. Thức ăn của sóc đen bao gồm các loại hạt, trái cây và lá. Loài này khi sinh sản thường nằm trong một hốc rỗng của một cái cây.

img

img

Rắn chàm quạp, là một loài rắn độc thuộc họ rắn lục. Chàm quạp còn có một số tên gọi khác như rắn lục nưa, rắn cà tênh… Rắn chàm quạp được phân bố rộng rãi ở Đông Nam Á.

img

Chim đuôi cụt bụng đỏ (Pitta nympha) dài 16-19 cm, là loài sắp nguy cấp trong Sách Đỏ IUCN.

img

Sóc bay có khả năng bay lượn nhờ lớp màng mỏng kéo dài từ giữa cánh tay đến cuối chân sau. Nhờ lớp mảng mỏng manh ấy mà sóc có thể “bay” khi thả mình từ trên cây cao xuống.

img

Cú muỗi Á châu là một trong những loài chim lười làm tổ nhất thế giới vì chỉ đẻ trứng trên mặt đất. Chúng sống riêng lẻ và kiếm ăn vào ban đêm, mùa sinh sản bắt đầu vào tháng 3.

img

Cú mèo Latusơ là loài có kích thước nhỏ trong nhóm cú mèo (khoảng 20cm).

img

Nhện hùm là loài nhện độc khổng lồ của Việt Nam, có thể dài đến 15cm, nặng gần 100g ở Khu Bảo tồn Thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai.

img

Khỉ đuôi dài khá phổ biến trong Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai.