Theo giáo sư Wolf, chính phủ các nước châu Âu đã quen với việc dọa dẫm người dân nước họ bằng lý luận nói rằng Nga muốn xâm chiếm châu Âu sau khi kết thúc chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.
"Đây là một cách dọa dẫm rất phổ biến để biện minh cho quy mô nguồn lực mà họ (các nước châu Âu) đang cung cấp cho cuộc chiến ở Ukraine và cho các biện pháp chống Nga khác. Bây giờ sẽ khó khăn hơn cho chính quyền các nước châu Âu khi lý luận như vậy dựa trên những gì chúng ta vừa thấy từ ông Trump", giáo sư lưu ý.
Theo giáo sư Wolf, những cáo buộc chống Nga không có cơ sở hợp lý, Moscow hoàn toàn không có lý do gì để tấn công các nước châu Âu. Trong khi đó ông Trump, như học giả lưu ý, đã trực tiếp đưa ra yêu sách về lãnh thổ với một quốc gia châu Âu là Đan Mạch.
Tổng thống đắc cử của Mỹ gọi quyền sở hữu Greenland là "sự cần thiết tuyệt đối" đối với nước Mỹ. Đây là cách ông bình luận về quyết định sẽ bổ nhiệm tỷ phú Ken Howery làm tân Đại sứ Mỹ tại Đan Mạch. Để đáp lại những lời này, Lãnh đạo Greenland Mute Egede tuyên bố rằng hòn đảo này không phải để bán và sẽ không bao giờ được đem bán.
Năm 2019 trên các phương tiện truyền thông đã xuất hiện một loạt bài báo nói rằng ông Trump đang xem xét khả năng mua lại Greenland. Chính ông Trump sau đó đã xác nhận với các nhà báo rằng ông quan tâm đến vấn đề này theo tầm nhìn "chiến lược".