Giới phân tích coi động thái này
một lần nữa thể hiện sự gây hấn ngày càng lớn của Trung Quốc trong yêu sách chủ quyền ở
Biển Đông.
Các cầu tàu cho tàu du lịch và bến đậu cho các tàu thu gom rác cũng như tàu tiếp tế sẽ được xây dựng ở khu vực này trong tương lai, Tân hoa xã cho biết. "Các lộ trình kênh tuyến mới sẽ giúp cho ngư dân hoạt động thuận lợi, cung cấp cho họ điều kiện sống tiện dụng hơn trên đảo, hãng này dẫn lời Jiang Weiquan với chức danh giám đốc ủy ban quản lý đảo.
Xu Liping, chuyên gia nghiên cứu quan hệ TQ ở Đông Nam Á tại Viện Khoa học xã
hội Trung Quốc nói rằng, Bắc Kinh sẽ tiếp tục mở rộng các kênh tuyến hàng hải, tạo sự
thuận lợi cho các tàu thực thi pháp luật tuần tra và mở rộng hoạt động ra những
vùng xung quanh ở Biển Đông.
Hai năm trước đây, Bắc Kinh đã lập ra cái gọi là thành phố Tam Sa để quản lý
cả quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa của Việt Nam cũng như bãi Macclesfield bất
chấp sự phản đối của nhiều nước khác.
Wu Shicun, Chủ tịch Viện nghiên cứu Biển Đông nhấn mạnh, Trung Quốcđang đẩy mạnh việc
phát triển trong vùng biển. "Các kênh tuyến mới chỉ là bước đầu tiên, Wu nói. "Để
tạo sự tiếp cận dễ dàng cho các tàu thuyền cần có nhiều cơ sở hơn nữa.
Theo Zhuang Guotu, giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á tại Đại học Hạ Môn,
Bắc Kinh đang trở nên quả quyết hơn trong việc thể hiện yêu sách chủ quyền tại
Biển Đông thông qua những hoạt động kinh tế và mở rộng các hải lộ cho tàu thuyền
Trung Quốc.