Xét về mặt phân loại họ rắn và nọc độc, rắn lục đuôi đỏ thuộc nhóm rắn lục chứa nọc độc gây rối loạn động máu và xuất huyết. Điều này khác với họ rắn hổ với nọc độc chủ yếu là chất ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương.
Chỉ số gây chết trung bình của rắn lục đuôi đỏ (LD50), theo Josgeurts, là 0,37 mg/kg, độc hơn với nhiều loại rắn lục khác và độc không thua kém gì rắn hổ mang.
Rắn lục đuôi đỏ tiết ra chất độc chủ yếu tấn công vào hệ tuần hoàn của nạn nhân.
Tuy nạn nhân bị rắn lục đuôi đỏ cắn thường tỉnh táo nhưng không phải vì thế mà nọc độc của rắn không ảnh hưởng mạnh.
Chuyên trang Toxinology cho biết, thành phần chủ yếu của nọc độc rắn lục đuôi đỏ là chất Fibrinogenase và Haemorrhagin. Trong đó, Fibrinogenase là một chất chống đông máu khiến nạn nhân khó cầm được vết thương, còn chất Haemorrhagin có khả năng phá hủy các tế bào và thành mạch máu nhỏ gây ra xuất huyết và hoại tử.
>> Kinh hoàng cảnh rắn lục đuôi đỏ kịch độc đẻ đàn con nhung nhúc
Các chuyên gia y tế khuyến cáo rằng, người bị rắn lục cắn nên giữ bình tĩnh, nên được cố định bộ phận cơ thể có vết rắn cắn để tránh tình trạng độc tố của rắn truyền nhanh về tim, đồng thời với loại rắn này không nên băng garô vì dễ bị hoại tử và khi tháo garô cũng dễ làm cho chất độc ồ ạt lan đi toàn cơ thể. Chỉ garô khi biết chắc đó là loài rắn thuộc họ có chất độc thần kinh.
Đồng thời, nếu phát hiện ra chính xác con rắn đã cắn mình thì nên đập chết để mang đến cơ sở y tế. Vì điều này sẽ giúp các chuyên gia y tế xác định nhanh chóng được loại rắn và có huyết thanh điều trị phù hợp.
>> Vì sao rắn lục đuôi đỏ liên tục tấn công người dân ở miền Trung?
Lưu ý trong quá trình cầm con rắn đã cắn bị đập chết cần phải chú ý không để gần phần đầu vào cơ thể vì có thể sẽ bị đầu con rắn cắn.