Dân Việt

Cách thả cá xuống sông hồ để nhiều lộc ngày ông Táo về trời

L.Đ.V 27/01/2019 16:46 GMT+7
Sau khi làm xong lễ cúng ngày ông Công ông Táo, không phải gia đình nào cũng biết cách để thả cá xuống sông hồ. Chuyên gia đã gợi ý cách làm chuẩn nhất.

 Thả cá thế nào cho chuẩn?

Theo Tiến sĩ Vũ Thế Khanh, Tổng giám đốc Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng UIA, trong quan niệm của người Việt Nam, tục thờ các vị Táo quân trong nhà gắn liền với ba tín ngưỡng của nhà nông.

Thứ nhất là tín ngưỡng phồn thực, cầu mong mưa thuận gió hòa, vạn vật sinh sôi nảy nở, sung túc, đầm ấm. Thứ hai là dựa trên nền tảng thâm canh nông nghiệp lúa nước.

img

Theo chuyên gia, nhiều người chưa biết cách thả cá xuống sông, hồ ngày ông Công ông Táo.

Thứ ba là tín ngưỡng thờ đa thần, tục thờ Táo Quân thực chất là tục thờ thần Lửa (vì theo quan niệm, lửa là khởi đầu cho một chu kỳ sống của vạn vật hữu linh). Vì nguồn gốc là thờ thần Lửa, nên có một số gia đình người Việt thường thờ ông Công ông Táo ở hai nơi, trên ban thờ thần linh và tại các gian bếp.

Theo chuyên gia Vũ Thế Khanh, ý nghĩa tâm linh trong việc cúng ông Công ông Táo trước hết là thể hiện sự tri ân (lòng biết ơn) với các vị thần, nhân thần đã trợ duyên “mưa thuận gió hòa” cho con người trong việc mưu sinh.

Tiếp đó là trân trọng, giữ gìn sự thủy chung, đề cao sự thủy chung, thương yêu nhân ái, đùm bọc và gắn các thành viên trong gia đình người Việt. Và cuối cùng là nhắc nhở mọi người luôn làm các điều thiện, lánh xa điều ác, bởi vì trong nhà luôn có Táo quân (sứ giả nhà Trời) luôn giám sát mọi việc làm của chốn nhân gian.

Cũng theo vị chuyên gia này, muốn gia đình có nhiều lộc, khi cúng xong, những thứ ăn được thì có thể cho mọi người thọ dụng, còn cá thì đem thả ra hồ ao nước sạch sẽ, tránh thả xuống nơi nhơ bẩn hoặc nơi dễ bị mọi người đánh bắt mất.

Bài cúng Tết ông Công ông Táo 23 tháng Chạp chuẩn nhất

Phong tục và nghi lễ cổ truyền của người Việt Nam, trong các nghi lễ dâng bao giờ cũng phải tuân thủ trật tự là: sắm lễ, dâng lễ, thắp hương và khấn cầu. Việc cầu khấn bày tỏ thành tâm của người làm lễ dâng hương trước các đấng vô hình linh thiêng.

Lời khấn cầu của người xưa luôn bao hàm sự mong muốn vươn tới cuộc sống tốt đẹp, đạo đức, triết lý làm người, tỏa sáng vẻ đẹp văn hóa, đạo lí cổ nhân được lưu truyền theo năm tháng.

Văn khấn lễ ông Táo chầu Trời (23 tháng Chạp)

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Con xin kính lạy:

Đức đương lai hạ Di Lặc tôn Phật

Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị tôn thần

Ngài Đông Trù tư mệnh Táo phủ thần quân.

Tín chủ chúng con là:……………………………….

Ngụ tại:……………………………………….

Nhân ngày 23 tháng Chạp năm……………, tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa, phẩm vật, xiêm hài, áo mũ, nghi lễ cung cần, dâng lên trước án, dân hiến tôn thần, đốt nén tâm hương dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con xin kính mời:

Ngài Đông Trù tư mệnh Táo phủ thần quân giáng lâm trước án, thụ hưởng lễ vật.

Phỏng theo lệ cũ, ngài là vị chủ, ngũ tự gia thần, soi xét lòng trần, Táo quân chứng giám.

Trong năm sai phạm, các tội lỗi lầm, cúi xin tôn thần, gia ân châm chước. Ban lộc ban phúc, phù hộ toàn gia, trai gái trẻ già, an ninh khang thái.

Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo!

Bài viết mang tính chất tham khảo.