dd/mm/yyyy

Sơn La: Ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất

Nông dân Sơn La triển khai các mô hình trồng trọt, chăn nuôi ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm...


Clip: Sơn La ưng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất

Đưa tiến bộ khoa học vào sản xuất, nông dân có thu nhập cao

Nông nghiệp công nghệ cao là một nền nông nghiệp ứng dụng hợp lý những công nghệ mới, tiên tiến vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng nông sản, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của xã hội và bảo đảm sự phát triển nông nghiệp bền vững. Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, đổi mới khoa học công nghệ được coi là một trong những giải pháp then chốt, trọng tâm.

Ứng dụng khoa học công nghệ giải quyết các thách thức trong phát triển nông nghiệp bằng các ưu việt của các công nghệ như: Công nghệ sinh học, công nghệ nhà kính, công nghệ tưới nhỏ giọt, công nghệ cảm biến, tự động hóa, internet vạn vật… giúp sản xuất nông nghiệp tiết kiệm chi phí, tăng năng suất, hạ giá thành và nâng cao chất lượng nông sản, bảo vệ môi trường. Mặt khác, nông nghiệp công nghệ cao giúp nông dân chủ động trong sản xuất, khắc phục được tính mùa vụ, giảm sự lệ thuộc vào thời tiết, khí hậu, đáp ứng nhu cầu thị trường về chất lượng nông sản.

Sơn La: Ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất - Ảnh 2.

Nông dân Sơn La từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp công nghệ cao.

Với hội viên nông dân Nguyễn Thanh Hải, thôn Hoàng Văn Thụ, xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La, sau nhiều năm trăn trở, gia đình ông đã mạnh dạn đưa cây nho Hạ Đen về trồng trên diện tích 3.000m2 với tổng số trên 1.000 gốc cây. ông cũng là người đầu tiên đưa giống nho này về canh tác trên địa bàn và đã gặt hái được thành công. Thế nhưng theo ông Hải, đặc thù của cây nho Hạ Đen yêu cầu rất là khắt khe đối với khâu chăm sóc, từ giai đoạn cho ra hoa đến giai đoạn cho thu quả.

Sơn La: Ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất - Ảnh 3.

Ông Nguyễn Thanh Hải, thôn Hoàng Văn Thụ, xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La có thu nhập cao từ việc áp dụng kỹ thuật vào canh tác nông nghiệp. Ảnh: Văn Ngọc

Để phát triển được giống cây trồng khó tính này, toàn bộ diện tích vườn nho của gia đình ông được trồng trong nhà kính, tạo thành từng luống để thuận tiện cho việc chăm sóc. Gia đình ông Hải lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt tự động, với phương pháp đó theo ông lý giải sẻ tiết kiệm nước, chống đất bị xói mòn điều đặc biệt là tiết kiệm được thời gian để thực hiện các công việc khác. Việc lắp đặt hệ thống tưới tự động giúp người nông dân, không mất thời gian kéo đường ống tưới, bây giờ chỉ cần cái điều khiển cầm trên tai thôi là có thể tưới được cả vườn. Trong thời gian tưới mình vẫn làm được việc khác. Trước kia cứ áp dụng theo phổ thông cứ tưới kéo dây, mình lúc nào cũng cầm vòi tưới thì không làm được việc khác.

"Trước giai đoạn chuẩn bị cho ra hoa, giai đoạn cây nho ngủ, giai đoạn vào mùa đông, lúc đó tiến hành bón phân lót và cắt cành, tưới nước để cây nho bật lộc cho nho chuẩn bị ra hoa. Với diện tích 3.000m2 đất, áp dụng tiến bộ khoa học vào canh tác, chăm sóc đúng quy trình, thực hiện khắt khe các bước chăm bón, nhờ vậy toàn bộ sản phẩm nho Hạ Đen của gia đình ông có hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Với giá bán hiện nay, theo ước tính gia đình ông thu về không trên 600 triệu đồng", ông Hải nói.

Sơn La: Ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất - Ảnh 4.

Sơn La: Ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất - Ảnh 5.

Gia đình ông ông Nguyễn Thành Hải lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt tự động cho vườn nho Hạ Đen để tiết kiệm được nguồn nước. Ảnh: Văn Ngọc

Nông dân Sơn La đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

Ông Lường Trung Hiếu, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Sơn La thông tin: Thực hiện chủ trương, định hướng của Tỉnh ủy Sơn La về phát triển nông nghiệp, đặc biệt là chủ trương phát triển cây ăn quả trên đất dốc thay thế cây trồng hàng năm hiệu quả kinh tế thấp, trong những năm qua, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã đẩy mạnh thực hiện công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn hội viên, nông dân trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất, từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn liên kết sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, bước đầu đã thu được kết quả rất tích cực, đã nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho người nông dân.

Chủ động phối hợp với Sở, ngành chức năng của tỉnh, Học viện nông nghiệp Việt Nam, Trường Đại học Tây Bắc, Trường cao đẳng Sơn La và các đơn vị, doanh nghiệp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn hội viên, nông dân tiếp thu và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú như: Tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp; Xây dựng các mô hình trình diễn để nông dân học tập và làm theo; Đào tạo nông dân sản xuất kinh doanh giỏi thành Tập huấn viên trong phát triển kinh tế để lấy "Nông dân dạy nông dân" tại cơ sở.

Sơn La: Ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất - Ảnh 6.

Sơn La: Ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất - Ảnh 7.

Hội Nông dân tỉnh Sơn La đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho hội viên nông dân. Ảnh: Văn Ngọc

Tổ chức các hội thảo có sự tham gia của nông dân; Tổ chức đưa nông dân đi tham quan học tập các mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả trong và ngoài tỉnh; Hỗ trợ nông dân đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử Postmart.vn/Agri-postmart.vn; Tham gia xúc tiến thương mại, quảng bá và tìm kiếm thị trường tiêu thụ nông sản cho nông dân….. Thông qua đó đã giúp hội viên, nông dân nâng cao nhận thức, biết áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ mới vào sản xuất, đẩy mạnh đầu tư thâm canh, nâng cao hiệu quả kinh tế trên cùng một diện tích sản xuất. Từ hiệu quả kinh tế thu được làm động lực để thu hút, vận động và khuyến khích người nông dân học tập và làm theo.

Phát huy vai trò "trung tâm và nòng cốt" của các cấp Hội trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao, hàng hóa trong giai đoạn tới Hội Nông dân các cấp trong tỉnh đề ra một số nhiệm vụ, giải pháp như: Tiếp tục tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân tham gia thực hiện các chương trình, đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp của tỉnh, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ nghệ cao, phát triển nông nghiệp sinh thái gắn với du lịch trải nghiệm nông nghiệp, bảo vệ môi trường, thực hiện có hiệu quả Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững.

Tuyên truyền nâng cao nhận thức, kỷ cương lao động, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ tư duy của nông dân từ "sản xuất nông nghiệp" sang "kinh tế nông nghiệp", từ tham gia xây dựng các "chuỗi cung ứng nông sản" sang phát triển các "chuỗi giá trị ngành hàng"; tích cực tham gia liên kết, hợp tác sản xuất kinh doanh theo chuỗi giá trị, chủ động tham gia mô hình kinh tế tổ hợp tác, hợp tác xã. Đa dạng hóa phương thức tuyên truyền thông qua sinh hoạt chi hội, tổ Hội Nông dân nghề nghiệp, chi hội nông dân nghề nghiệp, các hội thi, ứng dụng công nghệ thương mại điện tử, mạng xã hội để truyền tải thông điệp tích cực đến đông đảo nông dân.

Sơn La: Ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất - Ảnh 8.

Các sản phẩm nông nghiệp của Sơn La ngày càng được nâng cao về chất lượng, nhờ vậy đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Ảnh: Văn Ngọc

Tăng cường công tác phát triển, quản lý và nâng cao chất lượng hội viên, phát huy dân chủ, chất lượng hội viên; nâng cao trình độ sản xuất, kinh doanh của hội viên nông dân theo chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Tích cực tuyên truyền, vận động kết nạp hội viên là cán bộ, công chức, viên chức, sinh viên, các nhà khoa học, doanh nhân đã và đang công tác, học tập, nghiên cứu, lao động sản xuất kinh doanh liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn; phát  huy trí tuệ, vai trò, sự đóng góp của các nhà khoa học, sinh viên trong công tác nghiên cứu và triển khai thực hiện các đề án, dự án của Hội nhằm từng bước thực hiện "Trí thức hóa nông dân" góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa nông nghiệp, hiện  đại hóa nông thôn.

Tăng cường đào tạo nâng cao trình độ, học vấn, xây dựng người nông dân văn minh, có năng lực tổ chức sản xuất tiên tiến, làm chủ nông thôn: Phối hợp với các ngành liên quan tổ chức đào tạo, tập huấn cho nông dân các kiến thức mới về nông nghiệp, khoa học kỹ thuật, thị trường, pháp luật, chuyển đổi số, kinh tế số; kỹ năng sản xuất tiên tiến, kỹ năng marketing, sử dụng công nghệ, thiết bị điện tử, dịch vụ công; tạo sự chuyển biến căn bản về chất lượng chính trị, trình độ kiến thức của nông dân. Đẩy mạnh các hoạt động đào tạo nghề cho nông dân gắn với nhu cầu của thị trường, doanh nghiệp, hợp tác xã để nông dân chủ động tham gia các liên kết chuỗi giá trị nông sản với các mô hình liên kết phù hợp.

Xây dựng các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm; vận động nông dân tham gia kinh tế tập thể; chuyển mạnh từ sản xuất nông hộ nhỏ lẻ, không tập trung, hiệu quả thấp sang phát triển kinh tế tập thể, trọng tâm là phát triển các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, HTX trồng cây ăn quả, rau củ quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản; đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi; đẩy mạnh cải tạo vườn tạp bằng biện pháp ghép mắt; đẩy mạnh chuyển đổi đất trồng cây hàng năm hiệu quả thấp sang trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như: Xoài, nhãn, bơ, chanh leo…

Sơn La: Ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất - Ảnh 9.

Sơn La: Ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất - Ảnh 10.

Nông dân Sơn La đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác, phát triển nông nghiệp cao, nhờ vây chất lượng cũng như sản lượng ngày càng được nâng lên. Ảnh: Văn Ngọc

Liên kết mở rộng diện tích canh tác, luân canh tăng vụ nhằm nâng cao giá trị thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích; Phát triển sản xuất nông nghiệp áp dụng VietGAP, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao, gắn với xây dựng nông thôn mới và bảo vệ môi trường sinh thái; Hướng dẫn người sử dụng đất dốc hiệu quả theo mô hình trồng cây theo đường đồng mức, có các đai rừng, trồng cỏ che chắn bảo vệ hạn chế rửa trôi…phát triển đa dạng các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, hữu cơ, công nghệ cao gắn với quy trình kỹ thuật chuẩn và mã vùng sản xuất.

Sơn La: Ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất - Ảnh 11.

Những năm gần đây, Hội Nông dân Sơn La tích cực vận động, hướng dẫn hội viên nông dân đưa giống cây trồng mới vào canh tác, đáp ứng được sản lương, chất lượng sản phẩm. Ảnh: Văn Ngọc

Tập trung các nguồn lực hỗ trợ nông dân đầu tư, áp dụng các thiết bị cơ giới tiên tiến, nhà kính, nhà lưới, chuồng trại chăn nuôi hiện đại gắn với các quy trình sản xuất tiên tiến, công nghệ cao, chuyển đổi số, hướng tới phát triển các mô hình làng thông minh, làng nông thuận thiên ứng dụng công nghệ số.Tổ chức vận động và hỗ trợ nông dân tham gia xây dựng các tổ hợp tác, hợp tác xã tăng cường năng lực liên kết "sáu nhà" (nhà nông, Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà ngân hàng, nhà phân phối), nâng cao sức cạnh tranh và thu nhập của hộ nông dân; triển khai tích cực các chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển hợp tác xã, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản cho nông dân.

Tăng cường công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế, tranh thủ các đối tác hợp tác đầu tư phát triển nông nghiệp và tạo điều kiện cho nông dân đến tham quan, học tập, giới thiệu và chuyển giao các sản phẩm công nghệ của các nước tiên tiến để nông dân nhập khẩu trực tiếp, góp phần xây dựng lực lượng nông dân Sơn La trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao, hàng hóa.

Văn Ngọc - Nguyễn Vinh