Thứ tư, 01/05/2024

Tăng cường công khai, minh bạch trong đấu thầu mua sắm công

18/06/2022 6:00 AM (GMT+7)

Các khó khăn doanh nghiệp thường gặp nhất khi tham gia đấu thầu tại địa phương là thời gian chuẩn bị để nộp hồ sơ dự thầu quá ngắn, thư mời thầu không công bố rộng rãi, điều kiện thực hiện hợp đồng quá khó...


Doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn khi tham gia đấu thầu công tại địa phương, đòi hỏi phải tăng cường công khai minh bạch trong công tác này. Đây là cảnh báo và khuyến nghị nhấn mạnh trong báo cáo khảo sát được công bố tại Hội thảo “Đấu thầu mua sắm công từ góc nhìn của doanh nghiệp” do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức sáng 16/6 tại Hà Nội. 

Kết quả khảo sát tại Báo cáo “Đấu thầu mua sắm công từ góc nhìn của doanh nghiệp” cho thấy, nhiều cảnh báo đáng chú ý. Đầu tiên là tình trạng doanh nghiệp sẵn sàng trả chi phí ngoài quy định để tăng khả năng trúng thầu là khá phổ biến, với tỷ lệ 34% số doanh nghiệp được khảo sát. Khảo sát năm 2021 cho thấy: 25% doanh nghiệp cho biết có chủ động chi trả chi phí không chính thức khi tham gia đấu thầu, khoảng 10% cho biết do cán bộ phụ trách đấu thầu của bên mời thầu, chủ đầu tư gợi ý. Rất đáng lưu ý, có tới gần 59% doanh nghiệp cho biết việc chi trả chi phí không chính thức khi tham gia đấu thầu là “luật bất thành văn” mà doanh nghiệp phải tự hiểu khi tham gia đấu thầu.

Tăng cường công khai, minh bạch trong đấu thầu mua sắm công - Ảnh 1.

Ảnh minh họa: KT

Ông Đậu Anh Tuấn, Ủy viên Ban Thường trực, Phó Tổng Thư ký Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nhìn nhận: "Một trong những kết luận của điều tra này cho thấy nhu cầu doanh nghiệp là việc sửa đổi Luật Đấu thầu cần chú trọng công khai minh bạch hơn nữa hoạt động đấu thầu mua sắm công, tăng cường công tác thực hiện, các cơ quan ở địa phương cần chú trọng giải quyết công khai công bằng, thỏa đáng các vướng mắc kiến nghị của doanh nghiệp khi tham gia đấu thầu. Đây là hướng quan trọng Luật cần hướng tới trong thời gian tới".

Các khó khăn doanh nghiệp thường gặp nhất khi tham gia đấu thầu tại địa phương là thời gian chuẩn bị để nộp hồ sơ dự thầu quá ngắn, thư mời thầu không công bố rộng rãi, điều kiện thực hiện hợp đồng quá khó, tiêu chuẩn về năng lực và kinh nghiệm nhà thầu khó bất thường, tiêu chí phụ không thỏa đáng, khó hoặc không mua được hồ sơ mời thầu. Các vấn đề khó khăn càng phổ biến hơn đối với các doanh nghiệp tham gia các gói đấu thầu của các cơ sở y tế công lập.

Ông Hoàng Cương, Trưởng phòng Chính sách đấu thầu, Cục Quản lý đấu thầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, Ban soạn thảo dự án Luật Đấu thầu sửa đổi đang tiếp thu góp ý hoàn thiện dự thảo.

"Vấn đề giải quyết kiến nghị trong dự thảo Luật chúng tôi đã gửi xin ý kiến và cũng đang đưa ra 3 phương án, trong đó chúng ta muốn một cơ quan giải quyết kiến nghị mang tính độc lập với chủ đầu tư và người có thẩm quyền, từ đó tạo ra sự tin tưởng của nhà thầu khi họ có ý kiến kiến nghị và kết quả giải quyết kiến nghị của một cơ quan khách quan độc lập sẽ mang lại hiệu quả cao hơn, từ đó nâng cao hiệu quả cạnh tranh minh bạch trong đấu thầu".

Từ kết quả khảo sát tại Báo cáo “Đấu thầu mua sắm công từ góc nhìn của doanh nghiệp”, nhóm nghiên cứu khuyến nghị cần sửa đổi Luật Đấu thầu theo hướng nâng cao công khai, minh bạch trong hoạt động đấu thầu mua sắm công thông qua tăng cường sử dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, công khai kết quả lựa chọn nhà thầu và hợp đồng, kết hợp sử dụng tối đa và tối ưu đấu thầu qua mạng trong các hoạt động tổ chức, quản lý đấu thầu.

Đồng thời, cần tăng cường giám sát đấu thầu mua sắm công thông qua nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm toán đối với cả các đơn vị mời thầu, các doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng ở địa phương cần chú trọng tới chất lượng giải quyết các vướng mắc, kiến nghị của doanh nghiệp tham gia đấu thầu thông qua thiết lập các cơ chế giải quyết kiến nghị độc lập.



Báo cáo “Đấu thầu mua sắm công từ góc nhìn của doanh nghiệp” là kết quả của dự án hợp tác giữa Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNDP), sự tài trợ của Cơ quan Phát triển quốc tế Úc. Khảo sát nhằm tìm hiểu trải nghiệm và cảm nhận của các doanh nghiệp về hoạt động đấu thầu mua sắm công tại các địa phương, trong đó có lĩnh vực y tế công. Báo cáo sử dụng dữ liệu điều tra với các câu hỏi được lồng ghép vào khảo sát Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2021, một điều tra doanh nghiệp thường niên quy mô lớn do VCCI triển khai trong nhiều năm qua tại Việt Nam.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Thương mại TP. Hồ Chí Minh ngày càng văn minh, hiện đại

Thương mại TP. Hồ Chí Minh ngày càng văn minh, hiện đại

49 năm sau ngày thống nhất đất nước với hơn 30 năm đổi mới và phát triển, ngành thương mại TP. Hồ Chí Minh đã “lột xác” theo hướng văn minh, hiện đại.

Hệ thống KRX lần thứ 8 "lỗi hẹn" với thị trường chứng khoán Việt

Hệ thống KRX lần thứ 8 "lỗi hẹn" với thị trường chứng khoán Việt

Kể từ khi triển khai hệ thống KRX với thị trường chứng khoán Việt Nam, HoSE đã có 8 lần dời lịch vận hành vào những năm 2015, 2017, 2019, 2020, 2021, 2022, 2023 và mới đây nhất là ngày 2/5/2024.

Với độ mở lớn, kinh tế Việt Nam chịu tác động ra sao từ Fed, vàng và USD?

Với độ mở lớn, kinh tế Việt Nam chịu tác động ra sao từ Fed, vàng và USD?

Tỷ giá USD/VND hiện nay đã tăng 4,5% so với đầu năm, cao hơn 1% so với mức mất giá bình quân dưới 3,5% trong gần 10 năm qua. Các nhà điều hành phải đưa ra một loạt các chính sách kết hợp nhằm ngăn chặn sự giảm giá của đồng VND.

Phiên đấu thầu vàng lần thứ 2 bị huỷ: Chuyên gia tài chính nói gì?

Phiên đấu thầu vàng lần thứ 2 bị huỷ: Chuyên gia tài chính nói gì?

Phiên đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng sáng nay (ngày 25/4) tiếp tục bị huỷ. Ngân hàng Nhà nước thông báo nguyên nhân do chỉ có 1 đơn vị nộp phiếu dự thầu.

Tạm biệt trường chuyên cấp 2: Những vấn đề còn bỏ ngỏ

Tạm biệt trường chuyên cấp 2: Những vấn đề còn bỏ ngỏ

Rào cản lớn nhất hiện nay là những góc nhìn không đồng thuận với sự tồn tại của "trường chuyên, lớp chọn" từ cấp THCS. Nhưng đừng quên nhu cầu giáo dục trong một xã hội đang phát triển là rất đa dạng.

Vì sao tỉ giá chưa hạ nhiệt dù Ngân hàng Nhà nước tuyên bố bán USD can thiệp?

Vì sao tỉ giá chưa hạ nhiệt dù Ngân hàng Nhà nước tuyên bố bán USD can thiệp?

Giá USD ở các ngân hàng thương mại tiếp tục tăng lập đỉnh mới sau thông tin Ngân hàng Nhà nước bắt đầu bán ngoại tệ can thiệp thị trường từ 19-4