Thứ bảy, 11/05/2024

Thị trường lao dốc, môi giới bất động sản lo ‘không có Tết’

15/11/2022 5:51 AM (GMT+7)

Thị trường lao dốc khiến nhiều doanh nghiệp bất động sản đang phải gồng lương trả nợ cho nhân viên do dự án phải tạm ngừng vì thiếu vốn, còn môi giới nhà đất thì như ngồi trên chảo lửa vì không có việc làm, không có tiền sắm Tết.

Môi giới "đói nhăn răng"

Đã 4 tháng qua, văn phòng môi giới bất động sản đặt trong chiếc container ở Bắc Giang của anh H (45 tuổi) hầu như không có ai lui tới, khiến cỏ dại mọc chắn cả cửa vào. Anh H cho biết, thời kì "sốt đất" vào cuối năm 2021, đầu năm 2022, văn phòng của anh và một số văn phòng môi giới đất đai khác hầu như luôn tấp nập người ra kẻ vào, các quán trà đá xung quanh nhờ thế mà cũng ăn nên làm ra. Nhưng ngay khi các ngân hàng điều chỉnh chính sách cho vay, tuyên bố hạn chế room với bất động sản, nền kinh tế có dấu hiệu lạm phát thì những điều kể trên không còn.

Đồng tình cảnh với anh H, ông L (60 tuổi, Hà Nội) chia sẻ, trước đây ông chuyên chạy xe ôm để đưa khách đi xem đất phân lô ở khu vực Láng – Hòa Lạc, rồi vài lần được chủ đất “bo" cho số tiền lớn vì dẫn khách mua đất thành công, ông L chuyển hẳn sang nghề môi giới đất.

Thị trường lao dốc, môi giới bất động sản lo ‘không có Tết’ - Ảnh 2.

Nhiều xe ôm chuyển nghề sang làm môi giới đất, nhưng hiện tại lại đang lao đao vì không có thu nhập.

“Có độ cuối năm, chủ đất sau khi giao dịch thành công, thường cao hứng thưởng công cho tôi vài triệu đồng môi giới, dẫn khách. Có ngày hai ba lần như thế nên Tết đó tôi ấm no lắm. Nhưng giờ thì khác rồi, vài tháng nay không hề có ai gọi điện nhờ tôi dẫn đi xem đất, có chăng là vài người mua đất ở, nhưng họ nghe chủ nhà báo giá xong cũng chạy mất dép. Khả năng Tết này không no ấm được như mọi năm rồi”, ông L giãi bày.

Không chỉ môi giới, mà nhiều doanh nghiệp bất động sản cũng đang phải gồng lương trả nợ cho nhân viên, trong khi dự án thì phải tạm ngừng triển khai do thiếu vốn. Thậm chí, các doanh nghiệp này đang chuẩn bị phương án cắt giảm nhân sự.

Tương tự, một số công ty môi giới cho biết, vài tháng nay phải chia nhỏ lương thành nhiều đợt trả dần cho nhân viên do nguồn vốn không còn nhiều. Trước đó, công ty đang phân phối vài dự án nhà phố lớn, nhưng từ khi siết tín dụng vay, việc bán hàng khó khăn, giao dịch lác đác. Để xoay dòng tiền duy trì bộ máy hoạt động, công ty này phải chấp nhận đi vay ngoài với lãi suất cao. Sắp tới doanh nghiệp tính đến chuyện tạm thời cắt giảm lương và có thể sẽ phải giảm nhân sự.

Không nên "bóp nghẹt" tín dụng bất động sản đại trà

Các chuyên gia nhận định, thanh khoản lao dốc, dòng tiền thiếu hụt, loay hoay tìm kiếm kênh huy động vốn đang khiến nhiều doanh nghiệp bất động sản khốn đốn chạy lo chi phí duy trì hoạt động.

Trong khi đó, Hiệp hội BĐS TP HCM (HoREA) cho biết, doanh nghiệp địa ốc đang rất khó khăn và đứng trước khả năng có thể rơi vào suy thoái. Một số tập đoàn, doanh nghiệp đang đối mặt nguy cơ “nghỉ ngơi” khi không có giao dịch, thanh khoản giảm sâu. Gánh nặng vận hành buộc các công ty phải bán bớt tài sản, dự án, chấp nhận chiết khấu giảm sâu từ 40-50% giá trị hợp đồng để tìm khách mua.

Cùng với đó, tình trạng thu hẹp quy mô kinh doanh, dừng hoặc hoãn hoạt động thi công dự án, không triển khai dự án mới và ngưng phát hành cổ phiếu đang gia tăng… Không ít doanh nghiệp phải tinh giản tối đa bộ máy, giảm lực lượng lao động, thậm chí có tập đoàn giảm đến 50% lực lượng lao động.

Trước tình hình này, ông Lê Hoàng Châu kiến nghị Chính phủ sớm tháo gỡ khó khăn cho các dự án BĐS, nhà ở thương mại đã tạm nộp tiền sử dụng đất để đảm bảo tính thanh khoản cho thị trường. Ngân hàng Nhà nước tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, người mua nhà được tiếp cận nguồn vốn tín dụng để tăng thanh khoản.

Thị trường lao dốc, môi giới bất động sản lo ‘không có Tết’ - Ảnh 4.

HoREA kiến nghị Chính phủ sớm tháo gỡ khó khăn cho các dự án BĐS, nhà ở thương mại đã tạm nộp tiền sử dụng đất để đảm bảo tính thanh khoản cho thị trường.

Đồng thời, tạo điều kiện cho các chủ đầu tư, người mua nhà và nhà đầu tư có thể được tiếp cận nguồn vốn tín dụng đối với các dự án của các chủ đầu tư có uy tín thương hiệu và đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, nhất là các dự án nhà ở giá vừa túi tiền và các dự án nhà ở xã hội. Việc tạo điều kiện hay chọn lọc các doanh nghiệp bất động sản (BĐS) đủ năng lực, uy tín để cho vay là phù hợp tại thời điểm này. Đây là cơ hội để phát triển các dự án, vừa tạo nguồn cung mới cho thị trường, vừa giải quyết tình trạng hàng loạt dự án đang đình trệ vì thiếu vốn.

Còn chuyên gia khác bày tỏ, thị trường hiện nay có nhiều phân khúc khác nhau, dành cho những đối tượng, nhu cầu khác nhau. Nếu "bóp nghẹt" tín dụng một cách đại trà sẽ khiến cả ngành gặp khó. Vì thế, Chính phủ có thể xem xét cung cấp tín dụng cho những doanh nghiệp có năng lực, cho các phân khúc hướng đến nhu cầu ở thực để không đánh đồng thị trường chung,...

Theo Tiền Phong

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Xu hướng mới của văn phòng cho thuê để giữ chân khách

Xu hướng mới của văn phòng cho thuê để giữ chân khách

Thị trường văn phòng cho thuê đang ghi nhận xu hướng chuyển dịch về nhu cầu từ phía khách thuê, buộc chủ đầu tư văn phòng thay đổi không chỉ về giá mà còn nhiều yếu tố để giữ chân khách thuê.

Hiện trạng những vỉa hè đang cho thuê ở trung tâm TP.HCM

Hiện trạng những vỉa hè đang cho thuê ở trung tâm TP.HCM

Vỉa hè tại 11 tuyến đường ở quận 1 đã kẻ vạch phân chia giữa khu vực để xe, buôn bán và lối đi bộ.

Thị trường bất động sản có thêm "lực đẩy" từ dòng tiền kiều hối

Thị trường bất động sản có thêm "lực đẩy" từ dòng tiền kiều hối

Với việc người gốc Việt sẽ có cơ hội được chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại Việt Nam hứa hẹn sẽ giúp thị trường bất động sản có thêm tín hiệu tích cực.

Đề nghị TP.HCM tăng mức trợ giá xe buýt điện sau 2 năm vận hành bị lỗ nặng

Đề nghị TP.HCM tăng mức trợ giá xe buýt điện sau 2 năm vận hành bị lỗ nặng

Sở Giao thông Vận tải TP.HCM vừa có báo cáo gửi UBND TP về tổng kết 2 năm thí điểm tuyến xe buýt điện VinBus. Đây là tuyến xe buýt có trợ giá hoạt động từ cuối tháng 2/2022.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Các công trình giao thông trọng điểm phải phấn đấu vượt tiến độ

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Các công trình giao thông trọng điểm phải phấn đấu vượt tiến độ

Với tinh thần "chỉ bàn làm, không bàn lùi", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh các bộ, ngành, địa phương, cùng nhân dân, doanh nghiệp nỗ lực đảm bảo tiến độ và phấn đấu vượt tiến độ các dự án giao thông từ 3 đến 6 tháng.

Hòa nhịp sống xanh cùng cư dân Vincom Shophouse Royal Park Quảng Trị

Hòa nhịp sống xanh cùng cư dân Vincom Shophouse Royal Park Quảng Trị

Nổi bật giữa lòng thành phố Đông Hà sôi động, khu đô thị Vincom Shophouse Royal Park mở ra không gian sống lý tưởng với mật độ xây dựng chỉ 37% và 1/4 diện tích dành cho cây xanh mặt nước.