Thứ năm, 02/05/2024

Thua lỗ, nông dân Bình Phước chặt bỏ hàng loạt cây nhãn tiêu da bò

15/02/2022 6:30 AM (GMT+7)

Do ảnh hưởng dịch Covid-19 năm 2021, giá bán nhãn tiêu da bò liên tục giảm sâu. Nông dân ở xã Thanh Lương (TX. Bình Long, Bình Phước) đang chặt bỏ cây nhãn tiêu da bò để tìm kiếm cây trồng thay thế.

Nhãn tiêu da bò mất dần vị thế

Xã Thanh Lương (TX.Bình Long) từ lâu được biết đến là vùng chuyên canh cây nhãn tiêu da bò với diện tích lớn ở Bình Phước. Nhãn tiêu da bò nơi đây được tiêu thụ ở thị trường trong và ngoài nước.

Toàn xã Thanh Lương (TX.Bình Long) có hơn 400ha đất trồng nhãn thì riêng ấp Thanh An đã có 350ha.

Những năm trước, nguồn tiêu thụ của vùng nhãn này chủ yếu là thị trường tỉnh Tây Ninh và Campuchia.

Năm 2021, nhãn tiêu da bò ở xã Thanh Lương (TX.Bình Long) gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ. Ảnh: Trần Khánh

Năm 2021, nhãn tiêu da bò ở xã Thanh Lương (TX.Bình Long) gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ. Ảnh: Trần Khánh

Trên con đường đi vào xã Thanh Lương (TX.Bình Long), những chùm nhãn tiêu da bò chín vàng, ngọt ngào như níu chân người. Nhiều nông dân ở Thanh Lương có thu nhập khá từ nhãn tiêu da bò.

Nhưng đó là chuyện của hơn 5 năm về trước. Giờ đây, cây nhãn tiêu da bò đã không còn mang lại nhiều niềm vui cho người trồng như trước nữa.

Đặc biệt là do tác động tiêu cực của dịch Covid-19 năm 2021, giá nhãn tiêu da bò liên tục giảm sâu.

Mùa thu hoạch năm 2021 rơi đúng vào đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 bùng phát. Thị trường tiêu thụ gần như đứt gãy.

Giá nhãn da bò giảm đến 2/3, chỉ còn 5.000-6.000 đồng/kg. Nhiều vườn nhãn không tìm được công hái, chỉ bán ở mức 3.000 đồng/kg.

Gia đình ông Phạm Văn Hùng ở ấp Thanh An từng sở hữu 10ha nhãn da bò. Vài năm trở lại đây, giá cả không ổn định, gia đình ông đã phải cưa bỏ hết 9ha để chuyển đổi sang các loại cây trồng khác.

Năm ngoái, 7 tấn nhãn tiêu da bò thu hoạch trên 1ha còn lại được ông đem ra sấy khô. "Tôi đem sấy khô chờ bán giá cao hơn để lấy lại phần nào công lao động. Thế nhưng việc tiêu thụ nhãn sấy vẫn còn trầy trật", ông Hùng nói.

Hội Nông dân tỉnh Bình Phước tham gia hỗ trợ tiêu thụ nhãn cho nông dân năm 2021. Ảnh: Huyền Trang

Hội Nông dân tỉnh Bình Phước tham gia hỗ trợ tiêu thụ nhãn cho nông dân năm 2021. Ảnh: Huyền Trang

Hầu hết nhãn tiêu da bò của ấp Thanh An được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, và được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể năm 2019.

Trái nhãn tươi gặp khó trong tiêu thụ. Quy trình sấy khô trái nhãn cũng chỉ mới dừng lại ở việc làm tự phát.

Thị trường trái nhãn từ năm 2021 đến nay tiếp tục đặt ra bài toán khó với người trồng nhãn tiêu da bò.

"Nhiều nông dân lại loay hoay tìm kiếm mô hình thay thế với mong muốn có nguồn thu nhập ổn định hơn", ông Hùng nói.

Cẩn trọng khi chuyển đổi cây nhãn tiêu da bò

Bà Trần Ngọc Thủy cũng có thâm niên gắn bó với cây nhãn tiêu da bò từ nhiều năm nay. Với diện tích 2ha, nhãn tiêu da bò từng giúp bà có nguồn thu nhập ổn định.

Bà Thủy kể, đợt dịch năm 2021, giá nhãn bà bán được chỉ 2.000-3.000 đồng/kg. Số tiền thu về không đủ giúp bà trang trải chi phí vật tư và giá nhân công tăng cao.

Bà đã quyết định chuyển đổi toàn bộ diện tích nhãn tiêu da bò sang trồng cây nhãn xuồng cơm vàng.

Nhiều nông dân ở xã Thanh Lương (TX.Bình Long) đã chặt bỏ cây nhãn tiêu da bò để tìm kiếm cây trồng khác hiệu quả hơn. Ảnh: Trung Quang

Nhiều nông dân ở xã Thanh Lương (TX.Bình Long) đã chặt bỏ cây nhãn tiêu da bò để tìm kiếm cây trồng khác hiệu quả hơn. Ảnh: Trung Quang

Ở xã Thanh Lương, ngoài một số ít nông hộ trồng cây cao su, cây điều; nhiều nông dân khác cũng đã chọn trồng cây nhãn xuồng cơm vàng để thay thế giống nhãn tiêu da bò truyền thống.

Bà Thủy giải thích, nhãn xuồng cơm vàng hiện đang được thị trường tiêu thụ tốt. "Đã có nhiều người chuyển đổi nên mình làm theo chứ chưa biết trồng cây gì khác", bà Thủy nói.

Theo UBND xã Thanh Lương, khi giá quả nhãn ở mức cao, diện tích trồng nhãn của địa phương lên đến 500ha.

Nhiều năm qua, người trồng nhãn gặp nhiều khó khăn do chi phí vật tư tăng cao, trong khi giá nhãn giảm sâu.

Nhiều nông dân cho rằng nhãn xuồng cơm vàng được tiêu thụ tốt hơn nên đã chuyển sang trồng giống nhãn này. Ảnh: Trần Khánh

Nhiều nông dân cho rằng nhãn xuồng cơm vàng được tiêu thụ tốt hơn nên đã chuyển sang trồng giống nhãn này. Ảnh: Trần Khánh

Đỉnh điểm là đợt dịch Covid-19 năm vừa qua, nông dân trên địa bàn đã chuyển đổi 70ha diện tích nhãn tiêu da bò. Quá trình tìm kiếm để chuyển đổi cây trồng hiệu quả hơn vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.

Ông Phan Văn Túy, khuyến nông viên xã Thành Lương cho biết, nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng là xu thế tất yếu.

Tuy nhiên, trong tình hình giá cá bấp bênh hiện nay, địa phương khuyến cáo bà con nông dân phải tính toán kỹ bài toán thị trường trước khi quyết định chuyển đổi.

"Ngành nông nghiệp vẫn khuyến khích bà con tập trung vào sản xuất sạch, bền vững để đón nhận tín hiệu tích cực từ thị trường; hạn chế việc chuyển đổi ồ ạt rồi lại đi vào vết xe đổ chặt – trồng luẩn quẩn", ông Túy chia sẻ.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

Ngày 26/4, Đại hội đồng cổ đông Sacombank đã họp thường niên, thông qua kết quả năm 2023 và kế hoạch năm 2024 với mục tiêu “Tăng tốc hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả trên nền tảng số” cùng với kỳ vọng tái cơ cấu thành công trước thời hạn.

Lý do xe điện Trung Quốc BYD khó thành công khi bán ở Việt Nam

Lý do xe điện Trung Quốc BYD khó thành công khi bán ở Việt Nam

Sắp tới, thị trường ô tô sẽ thêm sôi động với sự góp mặt của BYD, "trùm" xe điện đến từ Trung Quốc. Tuy nhiên, BYD có thành công hay không khi phải đối mặt với hàng loạt khó khăn trước khi mở bán chính thức?

Thành lập Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo: Mục tiêu đào tạo ra sao?

Thành lập Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo: Mục tiêu đào tạo ra sao?

Trực thuộc Hiệp hội Blockchain Việt Nam, Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo vừa thành lập đặt mục tiêu đào tạo và phổ cập blockchain và AI cho 1 triệu lượt người đến năm 2030.

Nhà thuốc Long Châu thu gần 61 tỷ đồng mỗi ngày, đang tiếp tục mở rộng ồ ạt

Nhà thuốc Long Châu thu gần 61 tỷ đồng mỗi ngày, đang tiếp tục mở rộng ồ ạt

Trung bình mỗi ngày, chuỗi nhà thuốc Long Châu thu gần 61 tỷ đồng. Chuỗi này tiếp tục có kế hoạch mở thêm 400 nhà thuốc trong năm nay.

Bất động sản giáp ranh TP.HCM tiếp tục hưởng lợi từ hạ tầng

Bất động sản giáp ranh TP.HCM tiếp tục hưởng lợi từ hạ tầng

Khu vực giáp ranh TP.HCM đang hưởng lợi rất lớn từ hạ tầng, giao thông. Đây là trợ lực quan trọng giúp các doanh nghiệp dịch chuyển xu hướng đầu tư, phát triển sản phẩm nhà ở khu vực tiệm cận.

Sáng nay TP.HCM có mưa, thời tiết những ngày tới ra sao?

Sáng nay TP.HCM có mưa, thời tiết những ngày tới ra sao?

Sáng nay TP.HCM có mưa rào tại một số quận, thời tiết những ngày tới dự kiến có sự chuyển biến theo hướng dễ chịu.