Thứ bảy, 27/04/2024

Ưu tiên phát triển giao thông kết nối vùng Đông Nam bộ để xóa điểm nghẽn trong phát triển kinh tế

30/11/2022 3:40 PM (GMT+7)

Hạ tầng giao thông được xem là điểm nghẽn, cản trở phát triển kinh tế vùng Đông Nam bộ trong thời gian qua.

Phát triển đồng bộ giao thông vùng Đông Nam bộ

Theo Bộ GT-VT, vùng Đông Nam bộ có đầy đủ 5 phương thức vận tải bao gồm: đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải và hàng không. Tuy nhiên, hạ tầng giao thông kết nối liên vùng còn thiếu, yếu, chưa đồng bộ ảnh hưởng không nhỏ đến liên kết vùng và tốc độ phát triển kinh tế vùng.

Ưu tiên phát triển giao thông kết nối vùng Đông Nam bộ để xóa điểm nghẽn trong phát triển kinh tế - Ảnh 1.

Đông Nam bộ đa dạng về các phương thức vận tải. Ảnh: Tuệ Mẫn

Do đó thời gian tới phải tạo ra sự đột phá trong hệ thống giao thông để tạo kết nối, liên kết đồng bộ các tỉnh thành trong vùng và các vùng phụ cận.

Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng cho biết quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã chú trọng đến hệ thống đường bộ (cao tốc, quốc lộ) kết nối vùng Đông Nam bộ.

Trong đó dự kiến tổng nhu cầu vốn đầu tư cho giao thông kết nối các tỉnh thành trong vùng và các vùng phụ cận lên đến 413.000 tỷ

Giai đoạn 2021 - 2026, tập trung đầu tư hoàn thành các tuyến đường bộ cao tốc quan trọng có tính chất liên vùng và kết nối với sân bay Long Thành, cảng Cái Mép - Thị Vải như: đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh (92km); các tuyến cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây (52km thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai); Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1 (54km); Bến Lức - Long Thành (58km); mở rộng tuyến cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây. Nâng tổng số km đường bộ cao tốc trong vùng Đông Nam Bộ lên khoảng 348km.

Ưu tiên phát triển giao thông kết nối vùng Đông Nam bộ để xóa điểm nghẽn trong phát triển kinh tế - Ảnh 2.

Giao thông là 1 điểm nghẽn trong phát triển vùng Đông Nam bộ (hình ảnh kẹt xe trên QL51). Ảnh: Tuệ Mẫn

Bên cạnh đó, hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư để kêu gọi, thu hút đầu tư và khởi công một số tuyến cao tốc như: mở rộng tuyến TP. Hồ Chí Minh- Trung Lương, xây dựng cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Mộc Bài, TP. Hồ Chí Minh - Chơn Thành, Chơn Thành - Gia Nghĩa, Dầu Giây - Tân Phú...

Tổng nhu cầu vốn đầu tư để triển khai các dự án đường bộ cao tốc giai đoạn này khoảng 167.746 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước dự kiến bố trí 93.215 tỷ đồng, vốn huy động ngoài ngân sách khoảng 74.531 tỷ đồng.

Đến năm 2030, phấn đấu hoàn thành đầu tư xây dựng các tuyến đường bộ cao tốc, vành đai trong vùng theo quy hoạch được duyệt, cụ thể: đường vành đai 4 TP. Hồ Chí Minh; các tuyến cao tốc: TP. Hồ Chí Minh - Mộc Bài (50km), TP. Hồ Chí Minh - Chơn Thành (60km), Chơn Thành - Gia Nghĩa (qua địa phận Bình Phước khoảng 102km), Chơn Thành - Đức Hòa (84km), Dầu Giây - Tân Phú (60km) thuộc tuyến cao tốc Dầu Giây - Liên Khương; Gò Dầu - Xa Mát (65km).

Ưu tiên phát triển giao thông kết nối vùng Đông Nam bộ để xóa điểm nghẽn trong phát triển kinh tế - Ảnh 3.

Bản đồ đường vành đai 4. Ảnh: Tuệ Mẫn

Nâng tổng số km đường bộ cao tốc trong vùng Đông Nam Bộ lên khoảng 772km. Tổng nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn này khoảng 250.165 tỷ đồng.

TP.HCM đi đầu trong phát triển giao thông

Mới đây, tại hội nghị triển khai chương trình hành động phát triển vùng Đông Nam bộ, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM đánh giá, Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị mở ra không gian và triển vọng phát triển cho vùng Đông Nam bộ.

TP.HCM sẽ tập trung làm tốt vai trò đầu mối và phối hợp với các địa phương trong vùng triển khai các dự án giao thông kết nối vùng như đường Vành đai 3, Vành đai 4 và các cao tốc kết nối.

Ưu tiên phát triển giao thông kết nối vùng Đông Nam bộ để xóa điểm nghẽn trong phát triển kinh tế - Ảnh 4.

Cầu Phước An, điểm nhấn mới kết nối giao thông khu vực Đông Nam bộ đang xây dựng. Ảnh: Tuệ Mẫn

Đồng thời sẽ hoàn thiện các đoạn còn lại của Vành đai 2 và cùng với Đồng Nai nghiên cứu các cầu kết nối quận 7, TP.Thủ Đức với các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, nhằm mở rộng không gian phát triển ở phía Đông.

Trước mắt là sự phối hợp và điều phối chung trong công tác quy hoạch của các địa phương và quy hoạch Vùng; triển khai các dự án hạ tầng giao thông kết nối như đường vành đai 3, 4, các đường cao tốc TPHCM-Mộc Bài; TPHCM-Chơn Thành; Biên Hòa-Vũng Tàu; Đồng Nai- Lâm Đồng; mở rộng cao tốc TPHCM-Long Thành; nghiên cứu xây dựng hệ thống đường sắt kết nối Vùng đô thị TPHCM…

Chủ tịch UBND TPHCM cũng đề xuất hình thành Quỹ phát triển hạ tầng giao thông vùng với nguồn vốn hỗn hợp (kêu gọi tài trợ quốc tế, vốn Trung ương, vốn địa phương theo khả năng cân đối ngân sách của từng địa phương).

Cũng liên quan đến giao thông kết nối vùng, ông Võ Tấn Đức, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai cho biết, ngoài các dự án cao tốc liên kết vùng mà Trung ương thực hiện, tỉnh cũng đang triển khai các tuyến giao thông nội tỉnh để phát huy lợi thế của sân bay Long Thành trong tương lai như tuyến ĐT770B, ĐT773, ĐT769, 25B và đặc biệt dự án đường 25C kết nối đường Vành đai 3 đến sân bay Long Thành cũng đang được gấp rút triển khai.

Ông Đức cho rằng khi các tuyến cao tốc, đường vành đai được đầu tư xây dựng đưa vào khai thác sẽ đáp ứng được nhu cầu kết nối sân bay Long Thành với các địa phương trong vùng tạo ra liên kết vùng bền vững, thuận lợi trong giao thông, giao thương.


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Giá USD lại bất ngờ tăng vọt

Giá USD lại bất ngờ tăng vọt

Đồng USD tăng trở lại gần sát ngưỡng 106 khi dữ liệu lạm phát của Mỹ không có dấu hiệu hạ nhiệt, phù hợp với dự báo và khẳng định kỳ vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể sẽ trì hoãn việc cắt giảm lãi suất trong năm nay.

Với độ mở lớn, kinh tế Việt Nam chịu tác động ra sao từ Fed, vàng và USD?

Với độ mở lớn, kinh tế Việt Nam chịu tác động ra sao từ Fed, vàng và USD?

Tỷ giá USD/VND hiện nay đã tăng 4,5% so với đầu năm, cao hơn 1% so với mức mất giá bình quân dưới 3,5% trong gần 10 năm qua. Các nhà điều hành phải đưa ra một loạt các chính sách kết hợp nhằm ngăn chặn sự giảm giá của đồng VND.

UBND quận, huyện tại TP.HCM được uỷ quyền điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu

UBND quận, huyện tại TP.HCM được uỷ quyền điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu

Để đẩy nhanh các dự án đầu tư công trên địa bàn, UBND TP.HCM quyết định ủy quyền cho UBND các quận, huyện (trừ UBND TP.Thủ Đức) điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu với thời gian là 3 năm.

5 ngày nghỉ lễ, TP.HCM có mưa không?

5 ngày nghỉ lễ, TP.HCM có mưa không?

Trong 5 ngày nghỉ dịp lễ 30/4, 1/5 năm nay, thời tiết TP.HCM được nhiều người quan tâm, đặc biệt là việc TP.HCM có mưa trong dịp này không.

Kinh doanh xe điện, "gà đẻ trứng vàng" của các hãng ô tô

Kinh doanh xe điện, "gà đẻ trứng vàng" của các hãng ô tô

Mặc dù các nhà sản xuất ô tô lớn trên thế giới liên tục báo cáo những con số không mấy khả quan về mảng xe điện. Thế nhưng, cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đầu tuần qua vẫn cho biết năm 2024 sẽ là năm lập kỷ lục về doanh số bán xe điện, trong đó Trung Quốc dẫn đầu thị trường.

TP.HCM triển khai trao đổi tín chỉ carbon đầu tiên trên cả nước - đây là lý do

TP.HCM triển khai trao đổi tín chỉ carbon đầu tiên trên cả nước - đây là lý do

Triển khai cơ chế đặc thù để phát triển thị trường carbon theo Nghị quyết 98, TP.HCM nghiên cứu không chỉ bán mà còn có thể mua tín chỉ carbon ở các quốc gia khác để phục vụ yêu cầu phát triển của thành phố.