dd/mm/yyyy

Về Suối Cỏ trải nghiệm nghề làm giấy dó duy nhất của người Mường

Ở xóm Suối Cỏ, xã Cao Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình, hiện nay vẫn còn những nghệ nhân đang miệt mài "giữ lửa" cho nghề làm giấy dó của cha ông để lại không bị mai một theo thời gian...

Hiện nay, xóm Suối Cỏ chỉ còn có 5 hộ vẫn tiếp tục gìn giữ và duy trì nghề làm giấy dó. Sản phẩm giấy dó được sản xuất tại nhà của nghệ nhân Nguyễn Xuân Chúc. 

Để làm ra 1 tờ giấy dó, phải trải qua 35 công đoạn và quá trình này có thể mất hơn 1 tuần, có khi cả nửa tháng trời. 

Nơi đây có những nghệ nhân miệt mài gìn giữ nghề làm giấy dó truyền thống  - Ảnh 1.

Nguyên liệu chính để làm ra giấy dó là từ cây dướng, được lấy từ những cánh rừng cách nhà nghệ nhân Nguyễn Xuân Chúc khoảng 20km. Theo nghệ nhân Nguyễn Xuân Chúc, công đoạn lấy nguyên liệu vất vả nhất vì quãng đường xa, nhiều dốc đá. Ảnh: Phạm Hoài.

Nơi đây có những nghệ nhân miệt mài gìn giữ nghề làm giấy dó truyền thống  - Ảnh 2.

Cây dướng khi khai thác sẽ để nguyên cả cây mang về, sau đó chặt ra thành từng khúc, cho vào nồi hấp rồi vớt ra và tiến hành bóc vỏ. Ảnh: Phạm Hoài.

Những nghệ nhân Suối Cỏ miệt mài "giữ lửa" nghề làm giấy dó  - Ảnh 3.

Tiếp đó, vỏ cây dướng sẽ được cho vào bể nước để ngâm. Sau 2 tiếng đồng hồ, vỏ cây sẽ được vớt ra rồi tiến hành tách vỏ ngoài, chỉ lấy phần thịt trắng ở bên trong. Sau khi công đoạn này hoàn thành, tiếp tục cho phần thịt vào bể ngâm trong nước khoảng 1 đến 2 ngày. Sau đó, cho vào nồi rồi nấu với nước vôi trong 1 ngày. Ảnh: Phạm Hoài.

Những nghệ nhân Suối Cỏ miệt mài "giữ lửa" nghề làm giấy dó  - Ảnh 4.

Khi đủ thời gian, nguyên liệu sẽ được lấy ra và vò cho đến khi nước có màu trong (không còn vôi). Lúc này, nguyên liệu sẽ được cho vào bể ngâm. Ảnh: Phạm Hoài.

Nơi đây có những nghệ nhân miệt mài gìn giữ nghề làm giấy dó truyền thống  - Ảnh 7.

Sau khoảng 1 ngày, nguyên liệu sẽ được lấy ra và tiến hành giã bằng chày tay...

Nơi đây có những nghệ nhân miệt mài gìn giữ nghề làm giấy dó truyền thống  - Ảnh 8.

... cho đến khi thành một dạng bột. Ảnh: Phạm Hoài.

Những nghệ nhân Suối Cỏ miệt mài "giữ lửa" nghề làm giấy dó  - Ảnh 7.

Tiếp đó, sẽ cho vào máy khuấy để nguyên liệu tan thành bột. Sau đó, sẽ thu được những thùng bột giấy gọi là lề. Ảnh: Phạm Hoài.

Những nghệ nhân Suối Cỏ miệt mài "giữ lửa" nghề làm giấy dó  - Ảnh 9.

Công việc tiếp theo là ngâm lề trong bể seo và seo giấy. Sau khi đổ lề vào bể seo, sẽ cho thêm một ít nước nhầy (nước làm từ cây mò) vào hòa. Ảnh: Phạm Hoài.

Những nghệ nhân Suối Cỏ miệt mài "giữ lửa" nghề làm giấy dó  - Ảnh 10.

Nhờ nước mò, các tờ giấy khi được bóc khỏi liềm seo dù còn ướt, để chồng lên nhau vẫn không dính vào nhau. Ảnh: Phạm Hoài.

Những nghệ nhân Suối Cỏ miệt mài "giữ lửa" nghề làm giấy dó  - Ảnh 11.

Khâu seo giấy tuy nhẹ nhàng hơn, nhưng phải khéo léo, kiên trì nên người phụ nữ thường đảm nhiệm công việc này. Khi seo giấy, hai tay dùng liềm seo múc nước bột giấy rồi gác lên “đòn cách” bằng tre cho nước chảy xuống hết và sẽ chỉ còn bột giấy được đọng lại trên chiếc liềm seo. Ảnh: Phạm Hoài.

Những nghệ nhân Suối Cỏ miệt mài "giữ lửa" nghề làm giấy dó  - Ảnh 12.

Lúc này, trang giấy dó sẽ hiện lên trên chiếc liềm seo. Ảnh: Phạm Hoài.

Về Suối Cỏ trải nghiệm nghề làm giấy dó duy nhất của người Mường - Ảnh 12.

Sau đó, liềm seo sẽ được đặt lên một tấm vải, bóc ra sẽ thành 1 tờ giấy mỏng, màu trắng đục, trong và dai, đó chính là sản phẩm giấy dó. Theo nghệ nhân Hoàng Thị Hậu nếu có đủ bột giấy (lề) thì mỗi đợt seo giấy sẽ được 1 tập giấy dó khoảng 100 tờ. Ảnh: Phạm Hoài.


Nơi đây có những nghệ nhân miệt mài gìn giữ nghề làm giấy dó truyền thống  - Ảnh 19.

Sau đó, tập giấy dó sẽ được ép giấy cho hết nước, tiếp đến tách giấy đem phơi khô. Ảnh: Phạm Hoài.

Nơi đây có những nghệ nhân miệt mài gìn giữ nghề làm giấy dó truyền thống  - Ảnh 21.

Những trang giấy dó sẽ được phơi khô dưới trời nắng. Ảnh: Phạm Hoài.

Về Suối Cỏ trải nghiệm nghề làm giấy dó duy nhất của người Mường - Ảnh 15.

Công đoạn cuối cùng cho ra giấy dó thành phẩm là vuốt phẳng giấy xếp thành từng tập để giao cho người mua. Ảnh: Phạm Hoài.

Nơi đây có những nghệ nhân miệt mài gìn giữ nghề làm giấy dó truyền thống  - Ảnh 23.

Theo những nghệ nhân làm nghề giấy dó ở xóm Suối Cỏ, mỗi tờ giấy dó làm ra sẽ được bán với giá dao động từ 12.000 đồng đến 15.000 đồng, trung bình mỗi tháng, mỗi hộ thu nhập được khoảng 3 triệu đồng.

Với mong muốn gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, những nghệ nhân ở xóm Suối Cỏ, xã Cao Sơn (huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình) đang nỗ lực "hồi sinh" nghề làm giấy dó thủ công truyền thống của người Mường.

Tuy vậy, những nghệ nhân đang từng ngày "giữ lửa" cho nghề giấy dó ở đây cũng mong muốn có những chính sách hỗ trợ để duy trì và phát triển nghề làm giấy dó ngày càng bền vững, từng bước tạo dựng thương hiệu, tạo thêm thu nhập cho người dân trên địa bàn.

 

Phạm Hoài - Tuệ Linh