Thứ bảy, 27/04/2024

Viện lý do "bất khả kháng", FLC xin xem xét lại việc hủy niêm yết cổ phiếu

15/02/2023 6:13 AM (GMT+7)

FLC khẩn thiết kiến nghị cơ quan quản lý xem xét lại về việc huỷ niêm yết cổ phiếu FLC, trong đó cần thiết xem xét đến các lý do khách quan, cũng như hoàn cảnh bất khả kháng của doanh nghiệp trong việc thực hiện các nghĩa vụ công bố thông tin.

Viện lý do "bất khả kháng", FLC xin xem xét lại việc hủy niêm yết cổ phiếu - Ảnh 1.

Cổ phiếu FLC của Công ty CP Tập đoàn FLC (FLC) bị hủy niêm yết vào ngày 20/2 tới đây, vì vi phạm trong công bố thông tin. Ảnh: IT

Ngay sau khi Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM ( HoSE) có thông tin về việc hủy niêm yết cổ phiếu FLC của Công ty CP Tập đoàn FLC (FLC) vào 20/2 tới đây, vì vi phạm trong công bố thông tin, chiều 14/2, lãnh đạo FLC đã có công văn kiến nghị cơ quan quản lý xem xét lại về việc huỷ niêm yết cổ phiếu FLC, trong đó có xem xét lý do khách quan như hoàn cảnh bất khả kháng của doanh nghiệp…

Cụ thể, theo  công văn của FLC, trong thời gian gần đây, Tập đoàn FLC và các đơn vị thành viên phải đối mặt với nhiều nguy cơ, khó khăn trong quá trình hoạt động do bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các thông tin, cũng như các vấn đề phát sinh liên quan đến việc một số cựu lãnh đạo bị tạm giam để điều tra.

Một trong những ảnh hưởng nghiêm trọng từ sự việc nêu trên là trong thời gian dài, Tập đoàn FLC không thể tìm kiếm được Công ty kiểm toán chấp thuận kiểm toán cho báo cáo tài chính (BCTC) của FLC.

Sau rất nhiều nỗ lực, ngày 20/9/2022, FLC đã chính thức ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ kiểm toán với Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn UHY. Theo đó, UHY sẽ là đơn vị cung cấp dịch vụ kiểm toán các BCTC năm 2021 của FLC.

Tuy nhiên, do nhiều lý do khách quan, đến thời điểm hiện tại, FLC vẫn chưa nhận được kết quả kiểm toán của UHY.

Xác định việc chưa có Báo cáo kiểm toán xuất phát từ các nguyên nhân bất khả kháng, FLC đã liên tiếp có văn bản gửi các cơ quan quản lý nhà nước để giải trình và kiến nghị cơ quan quản lý xem xét, hỗ trợ.

Viện lý do "bất khả kháng", FLC xin xem xét lại việc hủy niêm yết cổ phiếu - Ảnh 2.

Kiến nghị của FLC về việc xem xét lại quyết định hủy niêm yết.

Cụ thể, tại văn bản số 478/FLC-VPTĐ ngày 25/8/2022, FLC đã "đề nghị Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xem xét và có chỉ đạo tới Sở Giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh (HOSE) về việc chấp thuận tình trạng Tập đoàn FLC chưa có BCTC kiểm toán là sự kiện bất khả kháng, không xem xét về việc đình chỉ giao dịch/huỷ niêm yết đối với Tập đoàn FLC cho đến khi Bộ Tài chính chỉ định được Công ty kiểm toán kiểm toán và Công ty kiểm toán hoàn tất kiểm toán BCTC của Tập đoàn FLC".

Tiếp theo đó, ngày 10/2/2023, FLC tiếp tục có văn bản đề nghị UBCKNN và HOSE "chấp thuận tình trạng Tập đoàn FLC chưa có BCTC kiểm toán là sự kiện bất khả kháng", "hướng dẫn Công ty kiểm toán nhanh chóng hoàn tất kiểm toán BCTC của Tập đoàn FLC"; "không xem xét về việc đình chỉ giao dịch/huỷ niêm yết đối với Tập đoàn FLC cho đến khi Công ty kiểm toán hoàn tất kiểm toán BCTC của Tập đoàn FLC".

Đến ngày 14/2/2023, FLC nhận được quyết định huỷ niêm yết cổ phiếu FLC của HOSE từ ngày 20/2/2023, với lý do "vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin".

Nhận thức lý do bị huỷ niêm yết xuất phát từ việc chưa công bố BCTC kiểm toán, trong khi việc này nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp và là sự kiện bất khả kháng không thể khắc phục được trong thời gian ngắn, FLC đã tiếp tục có văn bản kiến nghị mới nhất gửi cơ quan quản lý.

"FLC khẩn thiết kiến nghị cơ quan quản lý xem xét lại về việc huỷ niêm yết cổ phiếu, trong đó cần đặc biệt xem xét đến các lý do khách quan, cũng như hoàn cảnh bất khả kháng của doanh nghiệp trong việc thực hiện các nghĩa vụ công bố thông tin như đã giải trình nêu trên", phía FLC đề xuất.

Theo FLC, phía DN đang nỗ lực hết sức mình để xúc tiến các lộ trình công bố thông tin theo quy định và rất mong tiếp tục nhận được sự đồng hành, chia sẻ của quý cổ đông, đối tác; cũng như sự hỗ trợ kịp thời từ cơ quan quản lý để Tập đoàn có thể đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp, cổ đông và góp phần ổn định tâm lý của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Vì sao Vietbank sẽ chia cổ tức tới 25%?

Vì sao Vietbank sẽ chia cổ tức tới 25%?

Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% trong năm 2024 và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%. Ngân hàng này cũng ghi tên mình vào nhóm các nhà băng có tỷ lệ chia cổ tức cao.

Quyền CEO Eximbank nói "rút kinh nghiệm sâu sắc" vụ chủ thẻ tín dụng bị ghi nợ hơn 8,8 tỷ đồng

Quyền CEO Eximbank nói "rút kinh nghiệm sâu sắc" vụ chủ thẻ tín dụng bị ghi nợ hơn 8,8 tỷ đồng

Trả lời cổ đông tại đại hội về sự vụ gần đây liên quan đến chủ thẻ thẻ tín dụng nợ hơn 8,8 tỷ đồng sau 11 năm, ông Nguyễn Hoàng Hải, Quyền CEO Eximbank cho biết đây là một bài học lớn.

Giá lúa gạo, cà phê lên hương, nông dân và doanh nghiệp phân bón cùng lãi lớn

Giá lúa gạo, cà phê lên hương, nông dân và doanh nghiệp phân bón cùng lãi lớn

Giá lúa gạo, cà phê và các loại nông sản khác tăng đẩy nhu cầu tiêu thụ phân bón tăng cao. CEO Phân bón Bình Điền Ngô Văn Đông tiết lộ quý I/2024, lợi nhuận hợp nhất trước thuế của Phân bón Bình Điền lên đến 91 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái lỗ gần 40 tỷ đồng.

Hệ thống KRX lại "lỗi hẹn" vận hành vào ngày 2/5 tới, vì sao?

Hệ thống KRX lại "lỗi hẹn" vận hành vào ngày 2/5 tới, vì sao?

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cho rằng chưa đủ cơ sở để chấp thuận đề nghị của HoSE đưa hệ thống KRX vào vận hành chính thức vào 2/5 tới.

HDBank lần đầu “bật mí” chi tiết về sức khỏe HD SAISON

HDBank lần đầu “bật mí” chi tiết về sức khỏe HD SAISON

Tính đến 31/12/2023, tổng tài sản của HD Saison đạt 17.593 tỷ đồng, trong đó cho vay khách hàng đạt 16.086 tỷ đồng. Hệ số an toàn vốn (CAR) tỷ lệ an toàn vốn cuối năm 2023 là 22,5%, cao hơn 13,5% so với quy định tối thiểu 9,0% của Ngân hàng Nhà nước.

Ông Dương Công Minh chia sẻ nguồn cơn mà facebook "Thang Dang" nói xấu mình

Ông Dương Công Minh chia sẻ nguồn cơn mà facebook "Thang Dang" nói xấu mình

Ông Dương Công Minh – Chủ tịch Sacombank chia sẻ: "Khi Sacombank cho Bamboo vay tiền, tôi phải làm cố vấn cho khoản tín dụng của Bamboo không mất vốn. Khi đó, ông Thắng có đòi 200 tỷ đồng cho cá nhân, nhưng sau đó ông Thắng nghỉ trước khi nhà đầu tư mới vào đầu tư. Tôi có đề nghị ông Thắng làm việc với đối tác mớI".