Cả làng ở Thanh Hóa đang làm một mặt hàng tết đến xuân về nhà nào cũng dùng

Hữu Dụng Thứ hai, ngày 01/01/2024 12:59 PM (GMT+7)
Hơn 30 năm qua, ở làng Đông Khê, xã Hoằng Quý, huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá. Ông Đoàn Văn Mậu vẫn miệt mài với nghề làm hương truyền thống của quê hương. Đây là làng nghề truyền thống hơn 300 năm tuổi và nổi tiếng với nghề làm hương thủ công ở xứ Thanh.
Bình luận 0

Người giữ hồn cho làng nghề làm hương truyền thống hơn 300 tuổi ở Thanh Hoá.

Theo các cụ cao niên trong làng kể rằng nghề làm hương nơi đây do cụ Đoàn Nhân Cảnh học được ở vùng ngoại thành Đông Đô (nay thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội) đem về dạy cho dân làng. Một số ý kiến khác lại nói ông tổ nghề này là cụ Thượng thư Lưu Đình Chất khi đi sứ nhà Thanh, triều đại Minh Thế Tông đem về truyền lại cho dân làng.

Người giữ hồn cho làng nghề làm hương truyền thống hơn 300 tuổi ở Thanh Hóa - Ảnh 2.

Làng nghề làm hương truyền thống Đông Khê đã hơn 300 tuổi ở xã Hoằng Quỳ, huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá.

Có truyền thống làm hương qua nhiều đời, gia đình ông Đoàn Văn Mậu, thôn Đông Khê, xã Hoằng Quỳ, huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hóa cũng là một trong số ít ỏi những gia đình còn lưu giữ lại nghề làm hương bằng phương pháp thủ công.

Trước đây, hầu hết mọi người ở làng Đông Khê đều sống bằng nghề làm hương, các cụ học nghề, giữ nghề rồi truyền lại cho con cháu. Bản thân ông Mậu ngay từ khi lên 8, lên 10 cũng đã bắt chước ông bà, bố mẹ làm hương rồi bén nghề từ đó.

Người giữ hồn cho làng nghề làm hương truyền thống hơn 300 tuổi ở Thanh Hóa - Ảnh 3.

Hiện gia đình ông Đoàn Văn Mậu, thôn Đông Khê, xã Hoằng Quỳ, huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hóa vẫn chọn cách làm hương truyền thống.

Theo ông Đoàn Văn Mậu nghề làm hương vốn đã khó nhọc những cũng còn phải phụ thuộc nhiều vào thời tiết, vì ngày nắng mới làm được, thậm chí ngay cả khi trời nắng, hương đang phơi mà bỗng gặp cơn mưa rào, không thu kịp thì mẻ hương đó phải bỏ đi.

"Để cho ra một mẻ hương tốt phải chú ý đến khâu chọn nguyên liệu. Hương liệu trước đây phải là rễ cây trầm, nhưng bây giờ, rễ trầm ngày càng khan hiếm nên người ta thường thay thế bằng rễ cây trám, rồi trộn lẫn với các vị thuốc bắc như nụ hồi, đinh hương, cam thảo... tạo mùi thơm rất dễ chịu" – ông Mậu bật mí cách chọn hương liệu trong làm hương truyền thống.

Người giữ hồn cho làng nghề làm hương truyền thống hơn 300 tuổi ở Thanh Hóa - Ảnh 5.

Làng hương Đông Khê có tuổi đời hơn 300 tuổi.

Cũng theo ông Mậu để làm ra cây hương phải mất nhiều công đoạn. Đầu tiên đó chính là xử lý tăm hương, nguyên liệu làm tăm hương được chọn từ thân cây vầu. Cây vầu sau khi lấy về được chẻ nhỏ, phơi khô rồi nhuộm một phần chân.

Tiếp đến là công đoạn chạy nhựa. Đây là một trong những công đoạn quan trọng để tạo nên mùi thơm đặc trưng của cây hương.

Người giữ hồn cho làng nghề làm hương truyền thống hơn 300 tuổi ở Thanh Hóa - Ảnh 6.

Những dụng cụ làm hương truyền thống ở làng Đông Khê, xã Hoằng Quỳ, huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá.

Nhựa cây trám sau khi sơ chế được trộn với bột than đốt từ thân cây vừng, mía, lá chuối. Hỗn hợp này được đưa vào máy xay nhuyễn, sau đó lăn đều lên thân cây hương. Sau khi lăn nhựa, những người thợ tỉ mỉ dùng tay để lăn bột bài (loại bột tạo nên hương thơm của cây hương).

Tất cả các công đoạn đều được làm thủ công. Đây là nét đặc trưng riêng trong quy trình sản xuất mà gia đình ông Mậu tuân thủ, duy trì suốt nhiều năm qua.

Người giữ hồn cho làng nghề làm hương truyền thống hơn 300 tuổi ở Thanh Hóa - Ảnh 7.

Các làm hương truyền thống ở làng Đông Khê trải qua rất nhiều công đoạn.

Hiện ở làng Đông Khê chủ yếu sản xuất các loại hương như: Hương trăm, hương sào và hương thẻ. Nhưng hiện nay nghề làm hương ở làng Đông Khê đang dần mai một, không còn mấy người trẻ mặn mà với nghề hương này, chủ yếu những người có tuổi, phụ nữ còn lại ở chốn quê vẫn giữ nghề.

Người giữ hồn cho làng nghề làm hương truyền thống hơn 300 tuổi ở Thanh Hóa - Ảnh 8.

Theo ông Đoàn Văn Mậu nghề làm hương vốn đã khó nhọc những cũng còn phải phụ thuộc nhiều vào thời tiết, vì ngày nắng mới làm được.

Mặc dù đã có máy móc thay thế nhưng nhiều công đoạn nhưng gia đình ông Đoàn Văn Mậu, thôn Đông Khê, xã Hoằng Quỳ, huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hóa và một số hộ gia đình khác tại làng hương làng Đông Khê vẫn làm bằng thủ công từ công đoạn pha chế màu nhuộm cho đến xe hương. Nhờ cách làm thủ công nên hương ở làng Đông Khê có những nét đặc trưng và mùi thơm khác biệt so với các loại hương khác.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem