Loại cây cảnh quăng quật đâu cũng sống, rất "được lòng" giới cây cảnh bonsai lại là loài thảo dược rất quý

S.E.N Thứ ba, ngày 14/06/2022 15:15 PM (GMT+7)
Loại cây cảnh quăng quật đâu cũng sống, cực dễ trồng, dễ chăm lại là loài thảo dược quý mà tôi muốn nhắc tới ở đây chính là cây cúc mốc.
Bình luận 0

Cây cảnh hoa cúc mốc thật đặc biệt, đặc biệt ngay từ cái tên. Ngày xưa hoa cúc chỉ được yêu thích khi có hoa to thế mà cây cảnh cúc mốc chỉ có hoa nhỏ liti mà vẫn đượ nhiều người yêu thích, thậm chí được “sủng ái” hơn nhiều loài hoa khác. Chúng ta cùng tìm hiểu những đặc điểm lạ ấy của cây cảnh cúc mốc cũng như cách chăm sóc loài cây độc đáo này nhé!

1. Cây cảnh cúc mốc là cây gì?

Có lẽ cái tên này không còn xa lạ gì với nhiều người dân ở các vùng quê Việt Nam. Bởi cúc mốc là loài cây độc đáo khá phổ biến ở nước ta. Đây không chỉ là loài cây cảnh mang ý nghĩa phong thủy tốt đẹp mà còn là thảo dược quý chữa ho, lợi tiểu… hiệu quả.

Loại cây cảnh quăng quật đâu cũng sống, rất "được lòng" giới cây cảnh bonsai lại là loài thảo dược rất quý - Ảnh 1.

Cúc mốc là loại cây cảnh họ cúc, có tên gọi khác là nguyệt bạch, ngải phù dung, ngọc phù dung,.. (tên khoa học là Crossostephium chinense (A. Gray ex L.) Mak.

Theo một số tài liệu, cúc mốc có nguồn gốc từ Đài Loan. Hiện, loại cây cảnh này được phân bố ở nhiều nơi như Malaysia, Lào, Việt Nam,.. Ở nước ta, cúc mốc thường được trồng làm cây cảnh và thu hái lá quanh năm.

Cúc mốc là loài cây cảnh dẻo dai có thể sống nhiều năm, ưa sáng, khả năng chịu khắc nghiệt cao và ít sâu bệnh nên rất dễ trồng, cũng như chăm sóc. Cây cảnh có thể tồn tại trong môi trường nhiều dinh dưỡng, ra hoa quả nhiều. Đặc biệt loài cây cảnh này có tốc độ sinh trưởng nhanh, không chỉ có thể tái sinh tự nhiên từ hạt mà còn có khả năng tái sinh mạnh mẽ từ các đoạn thân, cành khi được giâm xuống đất. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm thì cách giâm cành hiệu quả hơn.

Loại cây cảnh quăng quật đâu cũng sống, rất "được lòng" giới cây cảnh bonsai lại là loài thảo dược rất quý - Ảnh 2.

Cúc mốc rất dễ trồng và không hề kén đất, được ưa chuộng trong việc tạo hình và được lòng giới cây cảnh bonsai.

2. Chăm sóc cây cảnh cúc mốc thế nào?

Trong quá trình chăm sóc, cây cảnh cúc mốc là cây không kén đất, có thể trồng ở nhiều loại đất khác nhau, kể cả nghèo dinh dưỡng. Nên dùng đất thoáng xốp để cây phát triển dễ dàng. Nếu trồng lấy lá thì tăng cường chăm sóc, tưới bón để lá sum sê.

Cây cảnh hoa cúc mốc rất được ưa chuộng trong việc tạo hình, cây thế bonsai bởi vẻ đẹp riêng có: vừa cổ kính, in dấu thời gian lại pha chút phong trần, lãng tử nhờ thân cây có dáng thế và sắc trắng bạc như in dấu mùa đông giá lạnh. Vẻ đẹp gợi hình của cúc mốc càng được thể hiện khi cây được trưng cùng đá cảnh gọi là thạch cúc.

Loại cây cảnh quăng quật đâu cũng sống, rất "được lòng" giới cây cảnh bonsai lại là loài thảo dược rất quý - Ảnh 3.

Cúc mốc dễ tạo dáng đặc biệt là thế hoành, huyền chỉ cần trồng vào chậu nhỏ là đã có dáng thế của một cây cổ thụ.

Về ánh sáng, đây là loài cây cảnh ưa sáng nên nắng nhiều thì lá càng đẹp, màu sắc sẽ bắt mắt hơn.

Về nhiệt độ, do chịu được nóng tốt nên nhiệt độ ưa thích trồng cây là từ 10-35 độ C. Đây cũng được xem là một trong những cây cảnh thích hợp trồng trong mùa hè.

Về độ ẩm, nên giữ cây cảnh ở độ ẩm trung bình, không nên để cây cảnh bị ngập úng. Do nhu cầu nước của loài khá ít, không nên tưới cây cảnh quá nhiều dễ thối rễ dẫn đến chết cây. Khi thấy đất trên mặt chậu hơi trắng nghĩa là cây cảnh cần bổ sung nước. Khi đó bạn cần tưới nước cho cây để đảm bảo tốc độ sinh trưởng và phát triển của cây cảnh cúc mốc.

Loại cây cảnh quăng quật đâu cũng sống, rất "được lòng" giới cây cảnh bonsai lại là loài thảo dược rất quý - Ảnh 4.

Cúc mốc thuộc loại cây cảnh thân gỗ, cao khoảng từ 10-50 cm. Thân cứng màu nâu. Cành phía gốc nhẵn, phía trên non và gầy hơn, có phủ lông trắng nhạt.

Về bón phân, trong quá trình trồng, bạn có thể sử dụng các loại phân bón 2-3 tháng/lần nếu có nhu cầu trồng để thu hoạch lá.

Lá phía dưới có 3 thuỳ dạng hình trứng. Các lá phía trên nguyên, gần hình trứng, thường có lông trắng ở cả hai mặt. Do lá mọc sát thành bụi dày và có màu xám như mốc nên cây cảnh này được gọi là cây cảnh cúc mốc.

Loại cây cảnh quăng quật đâu cũng sống, rất "được lòng" giới cây cảnh bonsai lại là loài thảo dược rất quý - Ảnh 5.

Theo một số tài liệu thì cúc mốc còn được dùng làm vị thuốc Đông y chữa được nhiều bệnh khác nhau.

Cụm hoa có dạng hình đầu, họp lại với nhau thành bông dày đặc. Lá bắc được sắp xếp thành nhiều hàng. Vị trí phân bố, hoa cái ở xung quanh, chính giữa có nhiều vảy ba cạnh, còn phần dưới liền với nhau. Có 2-3 răng ở tràng hoa cái, còn tràng hoa lưỡng tính có 5 thùy. Bầu trứng ngược, nhẵn, nhị 5 ô. Quả cúc mốc có hình hơi cong, đóng, dạng giống như quả trứng ngược.

3. Tác dụng của cây cảnh cúc mốc

Theo một số tài liệu, lá của cây cảnh cúc mốc được thu hái để làm thuốc. Tuy nhiên, ở một số nơi hoa của cây cũng có giá trị cao. Thu hái lá và hoa quanh năm, sau khi thu hoạch có thể để tươi hoặc phơi khô để dùng dần. Cúc mốc sau khi trải qua sơ chế cần được để nơi thông thoáng, khô ráo, tránh mối mọt, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.

Loại cây cảnh quăng quật đâu cũng sống, rất "được lòng" giới cây cảnh bonsai lại là loài thảo dược rất quý - Ảnh 6.

Do có vẻ đẹp độc đáo và lạ nên cúc mốc được giới nghệ thuật trồng cây cảnh (bonsai) ưa chuộng.

Cây cảnh cúc mốc được trồng trong chậu và đặt ở nhiều nơi như ban công, hiên nhà hoặc phòng làm việc, quán café,… để trang trí làm tăng tính thẩm mỹ cho không gian sống.

Không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ bề ngoài, ý nghĩa của loài cây cảnh này cũng rất độc đáo. Đó là sự sung túc, trường thọ với những phẩm chất điềm đạm, tinh khiết, vừa khiêm tốn vừa cao thượng.

Cúc mốc mang một dáng vẻ phong trần, thô ráp, như có sương tuyết bao phủ mà bên trong sự sống vẫn mãnh liệt tiếp diễn cho thấy ý chí kiên cường, vươn lên mọi gian nan để đạt đến thành công.

Loại cây cảnh quăng quật đâu cũng sống, rất "được lòng" giới cây cảnh bonsai lại là loài thảo dược rất quý - Ảnh 7.

Ngoài làm cây cảnh, làm vị thuốc Đông y, cúc mốc còn có nhiều ý nghĩa phong thủy nổi bật.

Cúc mốc không chỉ là một loài cây cảnh mà còn là vị thuốc cổ truyền được sử dụng từ rất lâu trong dân gian. Tuy nhiên, để có thể tận dụng triệt để công dụng của dược liệu, bạn nên được sự tư vấn của bác sĩ để kiểm soát rủi ro và những tác dụng không mong muốn.

Trong phong thủy, cây cảnh cúc mốc mang đến sự sung túc, trường thọ với những phẩm chất điềm đạm, khiêm tốn, cao thượng. Cái có hình dáng phong trần dù sương gió, tuyết phủ cây cảnh vẫn sống một cách mãnh liệt nhất. Cây cảnh mang đến ý chí kiên cường, vươn lên để thành công hơn trong cuộc sống.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem