Phát hiện những cơn mưa sắt kì lạ ở một hành tinh xa xôi ngoài vũ trụ

Lê Trang Chủ nhật, ngày 15/03/2020 20:00 PM (GMT+7)
Tại một hành tinh cách xa trái đất, nhiệt độ rất nóng khiến cho sắt bay hơi, lơ lửng trong khí quyển.
Bình luận 0

img

Hình ảnh cơn mưa sắt tại một hành tinh xa xôi – theo CAPE CANAVITH, Fla. (AP)

Các nhà thiên văn học Châu Âu cùng với đoàn nghiên cứu đến từ Thụy Sỹ đã phát hiện ra những đám mây chứa đầy những giọt sắt dưới dạng lỏng. Những giọt kim loại này được cho rằng tới từ một hành tinh có nhiệt độ rất cao, tương đương với độ nóng của sao Mộc và cách Trái Đất khoảng 390 năm ánh sáng.

Hành tinh khổng lồ này như bị Mặt trời thiêu đốt với độ nóng - 4.350 độ F (2.400 độ C) khiến cho sắt bốc hơi trong khí quyển.  Sắt có khả năng ngưng tụ khi gặp nhiệt độ lạnh hơn của phần khí quyển phía ngoài hành tinh, và từ đó sẽ biến thành mưa.

“Nó giống như những giọt nước  rơi xuống từ bầu trời.” Ông Kouthe Lovis thuộc Đại học Geneva, người đã tham gia vào nghiên cứu cho biết. Chia sẻ với tạp chí Nature, một nhà nghiên cứu khác cho hay: “Cơn mưa sắt sẽ cực kỳ dày đặc và bạn có thể tưởng tượng nó như thể một cú đấm từ trên trời giáng xuống. Và rồi Trái Đất sẽ như một nhà máy công nhiệp nặng nơi chứa rất nhiều kim loại sắt bị nóng chảy”.

Người ta gọi hành tinh được phát hiện này là Wasp-76b, nó có kích thước gần gấp đôi Sao Mộc, lớn nhất trong hệ mặt trời của chúng ta, nhưng chỉ mất chưa đầy hai ngày để quay quanh chính mình. Theo các nhà nghiên cứu, hành tinh này được chia thành 2 mặt, một mặt luôn luôn là ban ngày và mặt còn lại luôn luôn là ban đêm, nơi nhiệt độ giảm xuống khoảng -2.700 độ F (1.500 độ C) và bầu trời liên tục u ám với những cơn mưa sắt.

img

Hình ảnh hành tinh Wasp-76b gửi về từ vệ tinh

Tại đây tồn tại những cơn gió siêu manh với cường độ hơn 11.000 dặm/giờ ( hoặc 18.000 dặm/giờ) - liên tục quét những phần tử sắt bốc hơi từ mặt này sang mặt kia của hành tinh. Tại các vùng chuyển đổi giữ ngày sang đêm, các đám mây sắt hiện lên rõ rệt nhờ sự thay đổi của nhiệt độ. “Tuy nhiên, thật ngạc nhiên khi chúng ta không thấy hơi sắt vào buổi sáng sớm”, nhà khoa học David Ehrenreich của Đại học Geneva cho biết.

Các nhà thiên văn học đưa ra lời kết luận

Ehrenreich và nhóm của ông đã nghiên cứu Wasp-76b và khí hậu khắc nghiệt của nó bằng cách sử dụng một thiết bị mới trên kính viễn vọng của Đài thiên văn Nam châu Âu ở Chile. Mặc dù việc sắt đã bốc hơi đã được phát hiện trước đây tại một hành tinh có tên gọi là Jupiter còn nóng hơn, xa hơn, nhưng mọi nhà nghiên cứu đều tin rằng sắt vẫn tồn tại ở trạng thái khí.  Tại Wasp-76b, đây là lần đầu tiên sắt ngưng tụ và được nhìn thấy.

Không có ai biết liệu nó là một cơn mưa phùn hay mưa như trút nước, hay còn có những thứ gì khác tồn tại bên trong cơn mưa sắt. Nhưng có thể nói rằng bạn cần một chiếc ô chắc chắn - tốt nhất là làm bằng kim loại nóng chảy ở nhiệt độ cao hơn nhiều.

Trong một poster vui nhộn được thiết kế bởi tiểu thuyết gia đồ họa người Thụy Sĩ, Frederik Peeters, cho nhóm nghiên cứu, một phi hành gia nhảy múa cầm một chiếc ô trước một thác nước  màu cam. Tấm poster với lời chú thích: “Cùng hát trong cơn mưa sắt. Một buổi tối tại WASP-76B”.

Từ khóa:
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem