Sau thất bại của Theresa May, nước Anh còn lại gì?

Tiểu Đào (Theo RT) Thứ tư, ngày 16/01/2019 11:05 AM (GMT+7)
Vào tối hôm qua (15.1), Quốc hội Anh đã bác bỏ kế hoạch Brexit của Thủ tướng Theresa May. Theo RT, những viễn cảnh sau có thể xảy ra với nước Anh.
Bình luận 0

img

Những người biểu tình phản đối Brexit đứng bên ngoài tòa nhà Quốc hội Anh tại London. Ảnh: Reuters.

Theresa May từ chức

Thông thường, một Thủ tướng Anh đương nhiệm khi có một dự thảo luật “để đời” bị Quốc hội bỏ phiếu bác bỏ, kể cả với tỷ lệ chống – thuận nhỏ nhất, cũng sẽ chủ động từ chức để giữ nguyên danh dự.

Tuy nhiên, nước Anh đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, khủng hoảng nên khả năng này sẽ khó xảy ra.

Bỏ phiếu bất tín nhiệm chính phủ, bầu cử chớp nhoáng

Lãnh đạo Công Đảng Jeremy Corbyn đã đề xuất bỏ phiếu bất tín nhiệm với chính phủ Thủ tướng Theresa May sau khi kế hoạch Brexit bị Quốc hội bác bỏ. Trong trường hợp xấu nhất, chính phủ sẽ bị giải tán và người dân Anh sẽ phải tham gia bầu cử sớm để thành lập chính phủ mới.

Thủ tướng May dùng “phó sách”

Theo dự luật rút ra khỏi EU, Thủ tướng May sẽ buộc phải tuyên bố sử dụng “kế hoạch B” (plan B) trong 3 ngày tới. Nếu viễn cảnh này xảy ra, chính phủ Anh sẽ sử dụng “lựa chọn hạt nhân”: Brexit không thỏa thuận và buộc bỏ phiếu tín nhiệm với bất kỳ động thái nào phản đối việc này.

Quốc hội bỏ phiếu tiếp

Theo RT, trong trường hợp bà May tuyên bố sử dụng “kế hoạch B”, chính phủ sẽ phải đệ trình Quốc hội chi tiết kế hoạch trong 3 tuần tới. Nếu việc này không thể hoàn thành, chính phủ sẽ phải chuyển giao trách nhiệm thực hiện Brexit cho một ủy ban liên lạc. Ủy ban này sẽ đưa ra một kế hoạch Brexit mới để Hạ viện Anh xem xét, bỏ phiếu thông qua.

May đàm phán xin nhân nhượng từ phía EU

Thủ tướng Theresa May phát biểu sau thất bại được đánh giá là nặng nề nhất trong lịch sử dân chủ Anh. Video: RT.

Sau thất bại “muối mặt”, Thủ tướng May có thể dàn xếp một số nhân nhượng từ phía EU để kế hoạch Brexit của bà được Quốc hội Anh xem xét, bỏ phiếu lại. Tuy nhiên, đây được đánh giá là một lựa chọn “thiếu thực tế”, “chạy nước rút” nhằm ngăn chặn viễn cảnh Brexit không thỏa thuận xảy ra.

Quốc hội Anh khởi động Điều 50, ngăn chặn Brexit

Đây là viễn cảnh được nhiều nghị sĩ ủng hộ nước Anh ở lại EU ưa thích bởi nó tránh được 2 thứ: Brexit và trưng cầu dân ý Brexit lần 2. Tuy nhiên, lựa chọn này cần phải được đa số tại Hạ viện Anh ủng hộ.

Trưng cầu dân ý lần 2

Theo RT, Công Đảng do ông Jeremy Corbyn lãnh đạo rất có thể sẽ đề xuất trưng cầu dân ý lần 2 về Brexit. Nếu đa số người dân Anh ủng hộ việc rời đi, kế hoạch của bà May sẽ có khả năng được xem xét lại. Trong khi đó, nếu đa số ủng hộ việc ở lại, quá trình Brexit có thể bị ngăn chặn, hủy bỏ.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem