Nhìn lại những cuộc đảo chính quân sự chấn động Thái Lan

Thứ sáu, ngày 23/05/2014 06:11 AM (GMT+7)
Thái Lan từng xảy ra rất nhiều vụ đảo chính gây chấn động trước khi Tướng Prayut Chan-O-Cha chiều ngày 22.5 lên sóng truyền hình trực tiếp thông báo, quân đội nước này một lần nữa lại đảo chính và tiếp quản quyền lực của chính phủ.
Bình luận 0
Dưới đây là 6 cuộc đảo chính quân sự ở đất nước chùa Vàng gây chấn động gần đây nhất.

Năm 2014: Ngày 22.5, xuất hiện trên truyền hình trực tiếp, Tư lệnh quân đội Thái Lan Prayut Chan-O-Cha công khai thông báo với cả nước: Các lực lượng vũ trang đã tiến hành "tịch thu" quyền kiểm soát chính phủ Thái kể từ 16h30 ngày 22.5 để "vãn hồi trật tự và thúc đẩy cải cách" ở quốc gia này.

Tướng Prayuth nhấn mạnh, mọi người dân Thái Lan cần phải bình tĩnh, các quan chức chính phủ vẫn phải làm việc như bình thường. Ông cũng cho biết việc đảo chính sẽ không ảnh hưởng đến các mối quan hệ giữa Thái Lan với các nước.

Tướng
Tư lệnh quân đội Thái Lan Prayut Chan-O-Cha.

Năm 2006:
Chính quyền của Thủ tướng Thaksin Shinawatra đã bị lật đổ trong khi ông và một số bộ trưởng khác đang tham dự một cuộc họp của Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc tại New York sau một năm bất ổn chính trị và hứng chịu nhiều cáo buộc về tham nhũng.

Tướng Sonthi Boonyaratglin ở trong nước đã chỉ huy các lực lượng quân đội bao vây toà nhà Chính phủ, Văn phòng của Thủ tướng Thaksin. Quân đội sau đó đã bãi bỏ hiến pháp, miễn nhiệm ông Thaksin, bắt bớ một số thành viên nội các Thái và hứa hẹn cải cách chính trị. Quốc vương Bhumibol Adulyadej khi đó tán thành cuộc đảo chính của Tướng Sonthi.

Tuy nhiên, kể từ sau khi Thủ tướng Thaksin bị lật đổ, mâu thuẫn nội bộ tại Thái Lan không giảm mà ngày càng trở nên sâu sắc, bùng nổ bạo lực và bất ổn như giáo sưĐH Chulalongkorn Thitinan Pongsudhirak nhận định: "Tình hình đất nước kể từ sau cuộc đảo chính lật đổ ông Thaksin trở nên bất ổn và rối loạn hơn".

Binh sỹ Thái ở bên ngoài tòa nhà Thủ tướng năm 2006
Binh sĩ Thái ở bên ngoài tòa nhà Thủ tướng năm 2006.

Năm 1992
: Chính phủ Suchinda bị giải tán sau khi quân đội bắn chết ít nhất 50 người biểu tình ủng hộ dân chủ tại Bangkok. Lúc này, Quốc vương Bhumibol Adulyadej phải ra tay can thiệp chấm dứt làn sóng biểu tình và yêu cầu Nghị viện bỏ phiếu hạn chế quyền lực của quân đội trong nền chính trị Thái Lan.

Năm 1991: Tướng Sunthorn Kongsompong thực hiện đảo chính không đổ máu lật đổ Chính phủ dân sự của Thủ tướng Chatichai Choonhavan. Đương kim Thủ tướng Chatichai Choonhavan bị bắt trên đường tới gặp nhà vua để đệ trình kế hoạch yêu cầu bổ nhiệm Thứ trưởng Quốc phòng.

Cuộc đảo chính năm 1991 là cuộc đảo chính đầu tiên nhận được sự công nhận rộng rãi của người dân Thái về việc lật đổ một chính chính phủ hiện đang cực kỳ tham nhũng thời điểm đó.

Năm 1977: Cuộc đảo chính không đổ máu do Đô đốc Sangad Chaloryoo chỉ huy đã lập nên Chính phủ của Thủ tướng Kriangsak Chomanan.

Cuộc đảo chính năm 1976
Thái Lan trong cuộc đảo chính năm 1976.

Năm 1976: Sau 8 tháng nỗ lực lật đổ bất thành, quân đội Thái Lan cuối cùng phải tổ chức đảo chính mới "hạ bệ" được Thủ tướng Chính phủ và Seni Pramoj. Trên truyền hình quốc gia, Đô đốc Sangad Chaloryu tuyên bố mình phụ trách Hội đồng Cải cách hành chính quốc gia mới được thành lập, trong đó sẽ giám sát việc thiết quân luật trong cả nước. Quân đội bãi bỏ hiến pháp, vốn đã được đưa ra 2 năm trước đó và cấm tất cả các đảng phái chính trị.
Bình Nguyên (theo Washington post) (Bình Nguyên (theo Washington post))
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem