Thứ năm, 02/05/2024

Bánh “tình yêu” của đồng bào Tà Ôi

01/03/2022 1:00 PM (GMT+7)

Nhiều năm gần đây, du khách có dịp ghé thăm không gian văn hóa Tà Ôi tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) đều được thưởng thức hương vị đặc biệt của món món bánh A Quát - bánh “tình yêu”.

Đây được xem là món ăn mà người Tà Ôi dùng để thiết đãi khách quý và có mặt trong hầu hết các lễ hội, dịp trọng đại của dân tộc mình.

Bánh “tình yêu” của đồng bào Tà Ôi - Ảnh 1.

Bánh A Quát được đồng bào Tà Ôi gói bằng lá A ting, theo tiếng Kinh gọi là lá đót. Gạo làm bánh là gạo nếp than. Với người Tà Ôi, nếp than là loại nếp quý nhất và cũng là nguyên liệu duy nhất làm nên món bánh đặc trưng này. Hạt nếp than bắt đầu ngậm sữa thì đen bóng. Hạt nếp khi xay ra cũng có màu đen, đun lên vẫn giữ được màu sắc và có độ dẻo dính, hương thơm đặc biệt. Đây là loại gạo mà người Tà Ôi gọi là hạt ngọc của Trời, hạt ngọc của Giàng...

Bánh “tình yêu” của đồng bào Tà Ôi - Ảnh 2.

Trong quá trình giã nếp, những người phụ nữ cố gắng giã thật đều tay để hạt nếp không gãy vụn. Nếu có hạt gãy vụn thì họ sẽ sàng sảy để chọn lại. Theo một số người Tà Ôi giải thích, điều này thể hiện sự vẹn toàn trong tình yêu của đồng bào qua những tích truyện từ xưa.

Bánh “tình yêu” của đồng bào Tà Ôi - Ảnh 3.

Theo tập quán của người dân nơi đây, ngày lễ hội người Tà Ôi thường làm bánh A Quát để tiếp đãi khách, hoặc làm quà biếu khách quý. Bánh thường được dùng trong các dịp mừng lúa mới, cưới xin, lễ tổ tiên.

Bánh “tình yêu” của đồng bào Tà Ôi - Ảnh 4.

Đặc biệt, trong lễ cưới, những cặp bánh A Quát được người dân Tà Ôi chọn làm món quà hồi môn mà cô gái Tà Ôi nào cũng phải làm để mang về nhà chồng. Người mẹ khi tới thăm gia đình con gái đã đi lấy chồng cũng không thể thiếu những tấm bánh thơm thảo này. Cũng bởi vậy mà ngay từ nhỏ, các bé gái người Tà Ôi đã được bà, được mẹ hướng dẫn làm bánh A Quát.

Bánh “tình yêu” của đồng bào Tà Ôi - Ảnh 5.

Bánh A Quát rất nhỏ, có hai đầu nhọn như cái sừng trâu. Bánh được chế biến tương tự như các loại bánh chưng, bánh tét. Khi làm bánh, bà con Tà Ôi không ngâm gạo nếp trước khi gói mà công đoạn này được thực hiện sau khi gói xong. Bánh không có nhân như bánh chưng, bánh tét mà hoàn toàn chỉ có nếp than. Sự thơm ngon của bánh được thể hiện qua nguyên liệu nếp, lá gói bánh và kỹ thuật ngâm nước, nấu bánh.

Bánh “tình yêu” của đồng bào Tà Ôi - Ảnh 6.

Để làm kịp bánh cho các lễ hội, các đám cưới, ngay từ sáng tinh mơ những người phụ nữ Tà Ôi đã đi vào rừng hái lá để chuẩn bị các nguyên liệu làm bánh. Lá đót làm bánh A Quát được người dân lựa chọn rất kỹ, là những lá không được rách, có độ mềm dẻo, không quá già cũng không được quá non.

Bánh “tình yêu” của đồng bào Tà Ôi - Ảnh 7.

Khi gói bánh A Quát, người ta cầm ngửa lá đót, rồi quấn ngọn hoặc gốc lá đót vòng quanh ngón tay cái hai vòng để tạo hình chóp nón rồi lật ngược và bốc nếp bỏ vào cho đầy. Sau đó nghiêng hình chóp có nếp và dùng tay quấn phần gốc hoặc ngọn còn lại của lá đót thành một hình chóp thứ hai, hoặc thứ ba, tượng trưng cho một con trâu hoàn chỉnh, đủ thân hình và đôi sừng rất đẹp. Sau khi được buộc thành từng cặp, bà con ngâm bánh trong chậu nước từ 1-2 tiếng rồi mới đem đi luộc để đảm bảo bánh mềm, dẻo. Bánh A Quát chín, bóc tách từng lớp lá sẽ hiện ra thân bánh có màu đen phớt hồng rất đẹp mắt. Khi đưa lên thưởng thức, bánh có vị bùi bùi, thơm thơm.

Bánh “tình yêu” của đồng bào Tà Ôi - Ảnh 8.

Những cặp bánh vừa mới ra lò, dẻo thơm, nóng hổi cũng chính là những tình cảm mà người Tà Ôi muốn gửi gắm. Bánh A Quát được bó thành một cặp, chiếc lớn hơn tượng trưng cho người con trai và chiếc bánh nhỏ hơn là hiện thân của người con gái. Việc coi trọng bánh A Quát của người Tà Ôi bắt nguồn từ những truyền thuyết mà cha ông lưu truyền lại. Người Tà Ôi gói bánh A Quát không chỉ để thưởng thức cái ngon mà còn thể hiện lòng biết ơn ông bà tổ tiên đã cho mình cuộc sống, cho mình cái ăn, cho mình hạt lúa, hạt nếp.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

TP.HCM đẩy mạnh phát triển du lịch đêm và du lịch cộng đồng

TP.HCM đẩy mạnh phát triển du lịch đêm và du lịch cộng đồng

Từ những kết quả tích cực của quý I/2024 và lễ 30/4 - 1/5, ngành du lịch TP.HCM tiếp tục triển khai sản phẩm du lịch đặc trưng, thúc đẩy sản phẩm du lịch ban đêm, đường thủy và du lịch cộng đồng trong quý II/2024.

Doanh thu du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu đợt lễ tăng 12,5%

Doanh thu du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu đợt lễ tăng 12,5%

Bà Rịa - Vũng Tàu đón khoảng 630.000 lượt du khách trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay, tăng 25% so với năm ngoái; doanh thu du lịch đợt này ước đạt gần 670 tỉ đồng, tăng 12,5%, theo Sở Du lịch tỉnh.

TP.HCM đón nhiều khách đến chơi lễ, ngành du lịch phấn chấn

TP.HCM đón nhiều khách đến chơi lễ, ngành du lịch phấn chấn

Dù nắng nóng, lượng khách đến TP.HCM vui chơi dịp lễ 30/4 - 1/5 tăng so với năm ngoái. Các dịch vụ lưu trú, nhà hàng, khách sạn đều ghi nhận kết quả khả quan trong 5 ngày nghỉ lễ.

Bí quyết trồng thanh trà ngọt của lão nông ở miền Tây

Bí quyết trồng thanh trà ngọt của lão nông ở miền Tây

Lần đầu tiên làm nghịch vụ, lão nông Huỳnh Văn Cập đã bán toàn bộ số lượng thanh trà ngọt cho siêu thị với giá 160.000 đồng/kg.

Người Sài Gòn đổ vào trung tâm thương mại trốn nóng lễ 30/4, phải xếp hàng mới có chỗ ăn uống

Người Sài Gòn đổ vào trung tâm thương mại trốn nóng lễ 30/4, phải xếp hàng mới có chỗ ăn uống

Trời nắng gay gắt, vì vậy, người dân, du khách tại TP.HCM đổ về các trung tâm thương mại để vui chơi, ăn uống, trốn nóng. Khách phải xếp hàng chờ đến lượt trước các nhà hàng, quán ăn.

Độc lạ 'bến đèn pin' buôn bán hải sản sớm tinh mơ

Độc lạ 'bến đèn pin' buôn bán hải sản sớm tinh mơ

Khoảng 4h kém, khi mặt trời còn chưa lên, những chiếc thuyền thúng của ngư dân làng chài An Hải, Thôn Phước Đồng, xã An Hải, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên nhẹ nhàng vượt sóng vận chuyển cá, mực… từ ghe đưa vào bờ. Mỗi người đều đội trên đầu một chiếc đèn pin soi sáng để phân chia từng loại hải sản.