Thứ năm, 02/05/2024

Canh bồi của người M’nông

25/02/2022 6:30 PM (GMT+7)

Canh bồi còn là món đặc sản đãi khách. Mấy lần đi công tác miền núi, tôi đã được các anh cán bộ huyện là người Ba Na tự tay góp lá, nấu chiêu đãi tại nhà.


Canh bồi của người M’nông - Ảnh 1.

Trong đời sống của đồng bào miền núi còn khó khăn, món ăn này giúp bà con cải thiện bữa ăn, thêm chất dinh dưỡng, tiết kiệm chi phí, sinh hoạt... Canh bồi đạm bạc mà vẫn ngon, bổ, rẻ. 

Đây là món ăn truyền thống của người M’nông được chế biến từ các nguyên liệu sẵn có từ thiên nhiên. Bát canh nóng hổi ngọt ngọt, đắng đắng mang đúng khẩu vị của người M’nông.

Để làm được món canh bồi “chuẩn vị M’nông”, người M'nông phải chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu cần thiết và có bí quyết nấu. Nguyên liệu chính để chế biến món canh bồi truyền thống có sẵn trong tự nhiên, bao gồm lá bép, gạo, đọt mây, thịt hoặc cá. Người M’nông xem đây là những sản vật quý mà núi rừng ban tặng cho họ từ bao đời.

Canh bồi của người M’nông - Ảnh 2.

Cũng như món canh thụt truyền thống, canh bồi không thể thiếu được lá bép (rau nhíp) được hái từ trong rừng. Nhiều người còn ưa dùng lá bồ ngót rừng để thay thế lá bép già. Lá bép non có màu đỏ phớt, dưới cuống lá màu xanh thường ưa dùng hơn cả. Khi nấu chín lá có vị dẻo, ngọt và bùi.

Phụ nữ M’nông giã gạo thành bột làm nguyên liệu nấu canh bồi. Trước tiên, họ đem gạo ngâm trong nước từ 30 phút đến 2 giờ. Khi gạo mềm vớt ra để ráo nước, cho vào cối giã nhuyễn cùng một ít lá bép già hoặc lá bồ ngót rừng.

Theo thói quen, ngày nay các bà, các mẹ trong các bon làng M’nông vẫn giữ trong gian bếp chiếc cối chày giã gạo. Với họ, canh bồi là món ăn truyền thống trong đời sống hàng ngày. Cũng chính vì vậy, bột gạo phải tự tay giã thì nấu canh mới nhuyễn đều, có vị thơm ngọt.

Canh bồi ngon cần có thêm đọt mây. Đọt mây sau khi tách vỏ chọn lấy đoạn non, cắt dọc từng lát nhỏ vừa ăn. Khi có đủ các nguyên liệu chính, phụ nữ M’nông nhóm lửa nấu một nồi nước thật sôi. Sau đó cho đọt mây và lá bép non vào nồi. Đợi hai nguyên liệu này vừa chín tới mới thêm cá đã bỏ xương hoặc thịt heo.

Lúc các nguyên liệu trong nồi chín tới, người nấu thêm nước bột gạo đã hòa đều trước đó vào. Để nồi canh chín đều và không bị vón cục đòi hỏi người nấu phải chú ý điều chỉnh lửa vừa phải và liên tục khuấy đều tay khi đổ bột gạo, đồng thời nêm gia vị. Nấu tựa như cháo vậy nhưng canh ngon phải mang đặc điểm không đặc quá hay loãng quá, hơi sánh đặc.

Canh bồi của người M’nông - Ảnh 3.

Canh bồi phổ biến và thường được nấu trong ẩm thực đời thường hơn so với một số loại canh bột gạo khác. Hầu như người M’nông nào cũng biết chế biến và xem đây là món ăn khoái khẩu, là đặc sản của dân tộc mình. Canh bồi có thể dùng ăn với cơm hoặc thưởng thức như một món súp. Canh có vị ngậy của thịt, cá, vị ngọt của bột gạo, đăng đắng của đọt mây, sự thơm bùi của lá bép hòa quyện vào nhau. Mang tính mát, dễ tiêu hóa nên trẻ nhỏ hay người già trong bon làng đều thích món canh bồi hấp dẫn này. Sau những lúc làm lụng nặng nhọc trên nương rẫy, người M’nông chỉ cần ăn bát canh bồi bổ dưỡng giúp hồi phục sức khỏe…

Một món canh bồi đạt chất lượng phải có màu sắc đẹp và hương vị thơm ngon. Canh phải có màu xanh tự nhiên đồng thời có mùi thơm của rau và vị ngọt thanh từ lá nhao. Khi thưởng thức, canh bồi phải cho cảm giác mát và không gây ngán. Chính những đặc điểm này mà canh bồi đã là một món ăn quen thuộc không thể thiếu trong những bữa cơm gia đình của người M’ nông.

Đến với M’ nông du khách không chỉ được chinh phục các cung đường tuyệt đẹp mà còn có cơ hội thưởng thức văn hóa ẩm thực đặc trưng của người M’nông và S’tiêng. Những món ăn này được chế biến đơn giản không cầu kỳ nhưng mang lại hương vị thật gần gũi đồng thời sẽ khiến du khách càng thêm yêu thiên nhiên và con người nơi đây.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

TP.HCM đón nhiều khách đến chơi lễ, ngành du lịch phấn chấn

TP.HCM đón nhiều khách đến chơi lễ, ngành du lịch phấn chấn

Dù nắng nóng, lượng khách đến TP.HCM vui chơi dịp lễ 30/4 - 1/5 tăng so với năm ngoái. Các dịch vụ lưu trú, nhà hàng, khách sạn đều ghi nhận kết quả khả quan trong 5 ngày nghỉ lễ.

Bí quyết trồng thanh trà ngọt của lão nông ở miền Tây

Bí quyết trồng thanh trà ngọt của lão nông ở miền Tây

Lần đầu tiên làm nghịch vụ, lão nông Huỳnh Văn Cập đã bán toàn bộ số lượng thanh trà ngọt cho siêu thị với giá 160.000 đồng/kg.

Người Sài Gòn đổ vào trung tâm thương mại trốn nóng lễ 30/4, phải xếp hàng mới có chỗ ăn uống

Người Sài Gòn đổ vào trung tâm thương mại trốn nóng lễ 30/4, phải xếp hàng mới có chỗ ăn uống

Trời nắng gay gắt, vì vậy, người dân, du khách tại TP.HCM đổ về các trung tâm thương mại để vui chơi, ăn uống, trốn nóng. Khách phải xếp hàng chờ đến lượt trước các nhà hàng, quán ăn.

Độc lạ 'bến đèn pin' buôn bán hải sản sớm tinh mơ

Độc lạ 'bến đèn pin' buôn bán hải sản sớm tinh mơ

Khoảng 4h kém, khi mặt trời còn chưa lên, những chiếc thuyền thúng của ngư dân làng chài An Hải, Thôn Phước Đồng, xã An Hải, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên nhẹ nhàng vượt sóng vận chuyển cá, mực… từ ghe đưa vào bờ. Mỗi người đều đội trên đầu một chiếc đèn pin soi sáng để phân chia từng loại hải sản. 

Những điểm ngắm sen tuyệt đẹp ở Đồng Tháp dịp lễ 30-4 và 1-5

Những điểm ngắm sen tuyệt đẹp ở Đồng Tháp dịp lễ 30-4 và 1-5

Đồng Tháp là mệnh danh là “đất sen hồng”. Từ đồng ruộng đến thành thị ở Đồng Tháp, đâu đâu cũng bắt gặp những cánh sen hồng tỏa hương quanh năm.

Điểm đến lý tưởng ở miền Tây không thể bỏ qua dịp lễ 30-4 và 1-5

Điểm đến lý tưởng ở miền Tây không thể bỏ qua dịp lễ 30-4 và 1-5

Dịp lễ 30-4 và 1-5, du khách chỉ mất khoảng 3,5 giờ di chuyển bằng ô tô từ TP HCM đến Cáp treo núi Sam.