Thứ tư, 01/05/2024

Chủ động gỡ khó đầu ra trái cây

12/12/2021 6:30 AM (GMT+7)

Dự kiến, từ nay đến quý I-2022, vùng Nam Bộ có một lượng lớn trái cây bước vào thu hoạch và cần tiêu thụ. Ngành chức năng các địa phương cần rà soát, nắm kỹ diện tích, sản lượng từng loại trái cây dự kiến được thu hoạch trong thời gian tới để chủ động hỗ trợ nông dân tiêu thụ kịp thời.


Chủ động gỡ khó đầu ra trái cây - Ảnh 1.

Thu hoạch trái mận tại quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ.


Xuất khẩu chưa khả quan

Từ năm 2020 đến nay, dịch COVID-19 làm cho xuất khẩu nhiều loại trái cây của nước ta gặp các ách tắc và bị giảm đà phát triển. Ðặc biệt, các doanh nghiệp xuất khẩu gặp nhiều khó khăn thuê mướn tàu biển, tìm container rỗng và giá cước vận tải biển đã tăng gấp nhiều lần so với trước đây. Từ đó, doanh nghiệp cũng chậm thu mua trái cây của nông dân, thậm chí có thời điểm không mua, gây ra tình trạng ứ đọng rau quả hàng hóa cục bộ tại các địa phương.

Theo ông Ðặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, khâu bảo quản và chế biến rau quả của nước ta còn hạn chế nên xuất khẩu ở các thị trường xa như châu Âu, Mỹ... còn gặp nhiều khó khăn và trái cây tươi phải vận chuyển đi tiêu thụ nhanh bằng máy bay, số lượng không lớn. Trong khi đó, xuất khẩu nhiều loại trái cây sang thị trường Trung Quốc như thanh long, xoài, nhãn... cũng gặp khó do các loại trái cây này đã được phát triển trồng khá nhiều trong nước. Hiện số lượng vườn cây ăn trái ở nước ta trồng đạt theo quy trình GAP còn ít nguồn nguyên liệu trái cây đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu chưa đáp ứng nhu cầu. Ông Nguyên cho biết: “Sắp tới đây, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán 2022, chúng ta có thể gặp nhiều khó khăn trong xuất khẩu rau quả sang thị trường Trung Quốc do họ dự định ngưng hoạt động toàn bộ các cảng xuất nhập hàng trong vòng 6 tuần trong kỳ nghỉ Tết để kiểm soát dịch bệnh vì Trung Quốc theo đuổi chính sách “Zero COVID”.

Dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng trái cây của Việt Nam vẫn được đánh giá có nhiều cơ hội và điều kiện thuận lợi để xuất khẩu do đa dạng chủng loại cây trái ngon và có thể cho trái rải vụ quanh năm. Nước ta ở gần thị trường tiêu thụ lớn là Trung Quốc nên chi phí vận chuyển hàng thấp hơn so với nhiều nước khác khi xuất khẩu hàng sang Trung Quốc, đồng thời Trung Quốc cũng đang tăng cường mua các loại rau quả từ các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam. Hiện nước ta cũng ký nhiều hiệp định tự do thương mại với các nước và đối tác, tạo thuận lợi cho phát triển thị trường xuất khẩu. Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), dù chịu nhiều tác động tiêu cực từ đại dịch COVID-19 nhưng xuất khẩu rau quả 10 tháng năm 2021 vẫn tăng, đạt 2,82 tỉ USD, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2020, với các loại trái cây xuất khẩu chủ lực gồm thanh long, xoài, chuối, mít, dừa, sầu riêng, chanh, dứa, dưa hấu, vải... Hiện mặt hàng trái cây của Việt Nam đã được xuất khẩu sang hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó có nhiều thị trường khó tính như Nhật, Hàn Quốc, Úc, Mỹ và các nước châu Âu.

Mở rộng thị trường

Nam Bộ, một trong những vùng trồng cây ăn trái chủ lực của cả nước, với tổng diện tích hơn 505.000ha, chiếm hơn 44,6% diện tích cả nước và sản lượng đạt hơn 7 triệu tấn/năm. Từ nay đến quý I-2022, toàn vùng Nam Bộ dự kiến có một lượng lớn trái cây bước vào thu hoạch và cần tiêu thụ.

Trong khi tình hình xuất khẩu nhiều loại cây được dự báo còn gặp nhiều khó khăn do dịch COVID-19 diễn biến phức tạp. Trước thực tế này, nhiều chuyên gia và doanh nghiệp cho rằng, các cơ quan chức năng, tại các địa phương cần rà soát, nắm kỹ diện tích, sản lượng từng loại trái cây dự kiến được thu hoạch trong thời gian tới để chủ động hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp tiêu thụ kịp thời, trong đó chú ý khai thác tốt thị trường nội địa gắn với mở rộng xuất khẩu tại các thị trường còn tiềm năng. Theo ông Ðặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, ngành chức năng cũng cần đẩy mạnh hỗ trợ và khuyến khích người dân, doanh nghiệp tăng cường liên kết theo chuỗi, phát triển sản xuất theo các tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (GAP), có mã số vùng trồng… để trái cây đảm bảo chất lượng, an toàn đáp ứng yêu cầu trong nước và xuất khẩu. Kịp thời khắc phục những hạn chế trong khâu bảo quản, chế biến nhằm giảm áp lực tiêu thụ khi trái cây bước vào rộ mùa thu hoạch và nâng cao được giá trị gia tăng.

Ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục trồng trọt, Bộ NN&PTNT, cho biết: “Năm 2021, sản lượng trái cây tại vùng Nam Bộ dự kiến đạt hơn 7,1 triệu tấn, tăng khoảng 100.000 tấn so với năm 2020. Riêng trong tháng 12, trái cây được thu hoạch tại Nam Bộ ước đạt sản lượng hơn 700.000 tấn, trong đó ÐBSCL chiếm khoảng 52% sản lượng. Loại trái cây chiếm sản lượng lớn nhất là thanh long, với khoảng 200.000 tấn, kế đó là chuối, bưởi, xoài, mít, dứa, cam, chôm chôm, sầu riêng, nhãn, quýt, mãng cầu... Thanh long  sẽ có nhiều ở tỉnh Bình Thuận, Long An, bưởi có nhiều ở Vĩnh Long, Bến Tre và Tiền Giang, xoài ở An Giang, Ðồng Tháp, Tiền Giang, mít ở Tiền Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long… Còn dự báo trong quý I-2022, Nam Bộ tiếp tục có nhiều cây ăn trái bước vào thu hoạch, với sản lượng ước hơn 1,6 triệu tấn, với loại trái cây có sản lượng lớn gồm thanh long, chuối, xoài, mít, bưởi, cam, dứa…”.

Theo ông Lê Thanh Tùng, về tiêu thụ trái cây, dự báo chúng ta có thể gặp một số khó khăn nếu dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp ảnh hưởng tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Ðiều này cũng đã diễn ra trong các tháng 8, 9 và tháng 10-2021 và chúng ta đã tăng cường các hoạt động kết nối cung cầu, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm và bằng nhiều cách khắc phục để vượt qua. Tới đây, cần tiếp tục xây dựng các phương án để tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt các địa phương cần rà soát, nắm rõ số lượng, chất lượng các loại trái cây, có thể bằng hình thức thủ công hoặc số hóa và có các dự báo kịp thời về nguồn hàng để cung cấp, kết nối với các doanh nghiệp thu mua trái cây tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Các địa phương cần chủ động xây dựng kế hoạch tiêu thụ trái cây một cách cụ thể, chi tiết và phương án để giải quyết những ách tắc có thể xảy ra. Hiện Tổ công tác 970 của Bộ NN&PTNT đã có khoảng 1.600 địa chỉ để kết nối tiêu thụ  nông sản và đang tích cực hỗ trợ các địa phương thông qua kênh kết nối tiêu thụ này, cũng rất mong có thêm nhiều doanh nghiệp, nhà tiêu thụ tiếp tục tham gia để tiêu thụ trái cây và nông sản tốt hơn.


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Quý I/2024, Vietjet ghi nhận tăng trưởng vượt trội, tạo sức bật mạnh mẽ cho cả năm

Quý I/2024, Vietjet ghi nhận tăng trưởng vượt trội, tạo sức bật mạnh mẽ cho cả năm

Vượt qua khó khăn chung của ngành hàng không về thiếu hụt tàu bay, Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet (HOSE: VJC) đã ghi nhận kết quả kinh doanh vượt trội trong quý I/2024, tạo sức bật mạnh mẽ cho cả năm.

Siêu thị đua giảm giá 5 ngày nghỉ lễ

Siêu thị đua giảm giá 5 ngày nghỉ lễ

Các siêu thị, hệ thống bán lẻ đang đua giảm giá, khuyến mãi dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Nghỉ đến 5 ngày nên các mặt hàng tươi sống giảm giá sâu để người dân mua sắm, mở tiệc tại nhà.

Hãng sữa hàng đầu Việt Nam đang trong chu kỳ tăng trưởng mới

Hãng sữa hàng đầu Việt Nam đang trong chu kỳ tăng trưởng mới

Bà Mai Kiều Liên khẳng định: "Vinamilk đang trong thời điểm lý tưởng để thay đổi và tạo ra một chu kỳ tăng trưởng mới, vượt qua các thách thức trước mắt và nắm bắt các cơ hội tăng trưởng một cách hiệu quả nhất".

Doanh số 5 ông lớn thương mại điện tử tăng trưởng mạnh, ngành làm đẹp hốt bạc

Doanh số 5 ông lớn thương mại điện tử tăng trưởng mạnh, ngành làm đẹp hốt bạc

Doanh thu bán lẻ trên 5 sàn Thương mại điện tử lớn nhất tại Việt Nam: Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, Tiktok Shop cán mốc 71,2 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 78,69% so với Q1/ 2023, chưa bao gồm doanh thu từ các phiên livestream.

Bán lẻ hiện đại TP.HCM tiếp tục "quyến rũ"

Bán lẻ hiện đại TP.HCM tiếp tục "quyến rũ"

TP.HCM, đầu tàu kinh tế của khu vực phía Nam, vẫn là thỏi nam châm cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực bán lẻ. Các kênh hiện đại như chuỗi bán lẻ và trung tâm mua sắm ghi nhận nhiều địa chỉ mới.

Những con số từ Singapore làm ấm lòng giới xuất khẩu gạo Việt Nam

Những con số từ Singapore làm ấm lòng giới xuất khẩu gạo Việt Nam

Việt Nam lần đầu tiên trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Singapore, chiếm 32.03% thị phần trong quý 1 năm nay, vượt qua kim ngạch của gạo Ấn Độ và Thái Lan.