Thứ sáu, 26/04/2024

Đề xuất phục hồi đặt tên vua Gia Long cho các tuyến đường phố, công trình công cộng

01/06/2022 2:34 PM (GMT+7)

Đó là một trong những đề xuất của các nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử tại tọa đàm khoa học với chủ đề Công lao và những dấu ấn tích cực về lịch sử và văn hóa của Hoàng đế Gia Long.

Nhân dịp kỷ niệm 220 năm ngày vua Gia Long thống nhất đất nước và đặt niên hiệu Gia Long, chiều 31/5, Hội đồng trị sự Nguyễn Phước tộc Việt Nam đã tổ chức tọa đàm khoa học với chủ đề Công lao và những dấu ấn tích cực về lịch sử và văn hóa của Hoàng đế Gia Long (1802-2022).  

Đề xuất phục hồi đặt tên vua Gia Long cho các đường phố, công trình công cộng - Ảnh 1.

Đông đảo các nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử tham dự tọa đàm khoa học Công lao và những dấu ấn tích cực về lịch sử và văn hóa của Hoàng đế Gia Long. Ảnh: B.N.

Buổi tọa đàm có 32 bài tham luận của các học giả, nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử trong và ngoài nước gửi về tham dự, gồm: Nguyễn Xuân Hoa, Phan Thanh Hải, Thụy Khuê, Lưu Trọng Văn, Thái Quang Trung, Võ Hương An, Choi Byung Wook, Hà Bình Liên và Trần Viết Ngạc, Phạm Thị Anh Nga, Trần Đại Vinh, Nguyễn Văn Đăng, Hồng Ngọc, Nguyễn Phước Bửu Nam, Linh Nguyễn, Hoàng Thị Anh Đào, Nguyễn Trung Tiến, Lê Thị Hoài Thanh, Nguyễn Hữu Tâm, Tôn Thất Hướng, Vĩnh Dũng, Trần Văn Dũng, Mai Văn Được, Phạm Đức Thành Dũng, Bửu Đông, Trần Hưng, Lê Thị An Hòa, Nguyễn Thanh Lợi, Lê Nam Trung Hiếu và Nguyễn Đắc Xuân.

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Đăng, nghiên cứu về triều Nguyễn trước năm 1975 đã có nhiều công trình được xuất bản, đặc biệt là ghi chép của người nước ngoài. Sau năm 1975, đặc biệt từ khi đất nước tiến hành công cuộc đổi mới năm 1986, giới sử học đã có nhiều đổi mới về phương pháp luận nghiên cứu, tiếp cận nhiều tư liệu hơn và cũng bớt những nhận định có tính chất giáo điều, xơ cứng, hiện đại hóa lịch sử, chính trị hóa lịch sử. 

Tất cả là để nhận thức lịch sử nhằm tiệm cận hơn với hiện thực lịch sử, góp phần đánh giá khách quan và công bằng hơn về triều Nguyễn. Từ đó, giới sử học có nhiều thành tựu mới hơn trong việc đánh giá lại triều Nguyễn nói chung và vua Gia Long nói riêng ở các trung tâm sử học lớn như Hà Nội, Huế, TP.Hồ Chí Minh, Thanh Hóa và trong cả nước.  

Đề xuất phục hồi đặt tên vua Gia Long cho các đường phố, công trình công cộng - Ảnh 2.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa trình bày tham luận tại tọa đàm khoa học Công lao và những dấu ấn tích cực về lịch sử và văn hóa của Hoàng đế Gia Long Ảnh: B.N.

PGS.TS Nguyễn Văn Đăng cho hay, hiện vẫn còn đâu đó những ý kiến trái chiều, cực đoan và chậm đổi mới tư duy sử học. Đó chính là điều thôi thúc các nhà khoa học, các học giả và các nhà nghiên cứu tham gia tọa đàm về nhân vật vẫn còn vài điểm chưa thật thống nhất- vị vua khai sáng của triều Nguyễn là Hoàng đế Gia Long.

Các tham luận tại tọa đàm cơ bản thống nhất nhận định vua Gia Long đã có công đặt tên Việt Nam là quốc hiệu, có công lao lớn thống nhất quốc gia trên lãnh thổ rộng lớn tương ứng với lãnh thổ hiện nay. 

Vua Gia Long đã xây dựng một cơ chế quân chủ tập quyền mạnh mẽ với một bộ máy hành chính và một thiết chế vận hành quy củ, chặt chẽ. Hoàng đế Gia Long còn đặt nền móng cho việc phát triển kinh tế, luật pháp, văn hóa, xã hội..., xây dựng Kinh đô Huế. Dưới triều đại của mình, ông tiếp tục xác lập chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Theo các nhà nghiên cứu, công lao to lớn của vua Gia Long đã đi vào lịch sử, những di sản văn hóa mà thời kỳ lịch sử đó đã tạo dựng nên mãi mãi trường tồn. Đó là bộ phận quan trọng của di sản văn hóa dân tộc, luôn giữ vai trò động lực tinh thần của công cuộc phục hưng dân tộc, của sự phát triển bền vững đất nước hiện nay. 

Vì vậy, cần phải trả lại tính chân xác công lao của Hoàng đế Gia Long trong lịch sử Việt Nam.

Đề xuất phục hồi đặt tên vua Gia Long cho các đường phố, công trình công cộng - Ảnh 3.

TS. Phan Thanh Hải- Giám đốc Sở Văn hóa- thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế phát biểu tại tọa đàm khoa học Công lao và những dấu ấn tích cực về lịch sử và văn hóa của Hoàng đế Gia Long. Ảnh: B.N.

Nhà nghiên cứu Tôn Thất Hướng đề xuất các tỉnh, thành phố cần nghiên cứu một cách thấu đáo để phục hồi việc đặt tên Gia Long cho các đường phố, công trình công cộng. Bên cạnh đó, theo tác giả, để tôn vinh công lao to lớn của vua Gia Long đối với đất nước, Nhà nước cần tổ chức một lễ kỷ niệm ngày vua Gia Long lên ngôi, mở ra một vương triều mới và sự thịnh trị của đất nước trong lịch sử Việt Nam.  

Nhà nghiên cứu Tôn Thất Hướng cho rằng, nhằm tránh được nhận thức phiến diện và thái độ cực đoan của một gian đoạn lịch sử đối với Hoàng đế Gia Long, cần phổ biến thật rộng rãi, đưa vào sách giáo khoa giáo dục lịch sử cho học sinh về công lao và sự nghiệp của Hoàng đế Gia Long; chỉnh sửa, bãi bỏ những nội dung chưa phù hợp, giới thiệu sự nghiệp của Gia Long trên các kênh thông tin đại chúng, tài liệu hướng dẫn du lịch có liên quan.

PGS.TS Nguyễn Phước Bửu Nam đề nghị có sự đánh giá công bằng, khách quan đối với vua Gia Long nói riêng và triều Nguyễn nói chung. Theo ông, việc đánh giá về triều Nguyễn cần khách quan và xem xét cụ thể từng đời vua chứ không vơ đũa cả nắm. 

Bên cạnh đó, cần thay đổi các nội dung không phù hợp trong sách giáo khoa và các tài liệu sử dụng cho giáo dục hiện nay về lịch sử triều Nguyễn, về vua Gia Long… để đảm bảo tính khách quan, công bằng. Ngoài ra, cần có sự tôn vinh một cách thích đáng vua Gia Long và các vị vua triều Nguyễn có công với đất nước, dân tộc, không chỉ ở Huế mà còn ở tầm quốc gia…

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Tạm biệt trường chuyên cấp 2: Những vấn đề còn bỏ ngỏ

Tạm biệt trường chuyên cấp 2: Những vấn đề còn bỏ ngỏ

Rào cản lớn nhất hiện nay là những góc nhìn không đồng thuận với sự tồn tại của "trường chuyên, lớp chọn" từ cấp THCS. Nhưng đừng quên nhu cầu giáo dục trong một xã hội đang phát triển là rất đa dạng.

Xóa sổ đường dây tín dụng đen có người nước ngoài hoạt động

Xóa sổ đường dây tín dụng đen có người nước ngoài hoạt động

Một đường dây tín dụng đen tại TP.HCM núp bóng dịch vụ cầm đồ, tư vấn tài chính mang tên ATM Online do Đỗ Minh Hải cầm đầu đã bị Công an quận 4 đánh sập.

TP.HCM mỏi mòn chờ mãi chưa mưa

TP.HCM mỏi mòn chờ mãi chưa mưa

TP.HCM đến nay vẫn chưa ghi nhận cơn mưa đầu mùa nào dù trước đó đã có dự báo cho thấy 60% xảy ra mưa tại một số quận, huyện.

Sẽ đốn hơn 400 cây xanh để làm tuyến Metro số 2

Sẽ đốn hơn 400 cây xanh để làm tuyến Metro số 2

Việc đốn hạ nhiều cây xanh để di dời các hạ tầng kỹ thuật ngầm, nhằm tránh ảnh hưởng đến người dân.

Hàng không tăng cường hơn 2.000 chuyến bay đêm, giảm tải pháp lực cao điểm lễ

Hàng không tăng cường hơn 2.000 chuyến bay đêm, giảm tải pháp lực cao điểm lễ

Trong bối cảnh ngành hàng không đang đứng trước nguy cơ thiếu hụt tàu bay nghiêm trọng, dẫn đến việc giá vé máy bay tăng cao. Các hãng đang nỗ lực ứng phó bằng cách tăng cường bay đêm, đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách.

Nguy cơ mất an toàn thực phẩm trong mùa nắng nóng

Nguy cơ mất an toàn thực phẩm trong mùa nắng nóng

Thời tiết nắng nóng kéo dài là môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi, phát triển, dẫn đến thực phẩm mất an toàn vệ sinh và có thể gây ra ngộ độc thực phẩm. TP.HCM tăng cường thanh kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn thành phố.