Thứ tư, 01/05/2024

Đền bù giải phóng mặt bằng vẫn là vướng mắc lớn nhất trong cải tạo chung cư cũ

11/02/2022 3:23 PM (GMT+7)

Chung cư cũ nguy hiểm và một số cụm khu chung cư cũ sẽ đứng đầu danh sách trong kế hoạch cải tạo xây dựng mới của thành phố Hà Nội trong năm 2022. Hà Nội quyết tâm thực hiện cải tạo chung cư cũ, tuy nhiên vướng mắc lớn nhất vẫn là việc thỏa thuận đền bù giải phóng mặt bằng cần được tháo gỡ.


Đền bù giải phóng mặt bằng vẫn là vướng mắc lớn nhất trong cải tạo chung cư cũ - Ảnh 1.

Ưu tiên chung cư cấp nguy hiểm, thực hiện trong năm 2022.

Ưu tiên chung cư cấp nguy hiểm, thực hiện trong năm 2022

UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn thành phố. Sở Quy hoạch – Kiến trúc sẽ chủ trì, cùng UBND các quận, huyện, thị xã ở thành phố rà soát, thống kê và đánh giá tổng thể các khu chung cư cũ, lập danh mục những chung cư cần quy hoạch.

Dự kiến, việc rà soát và lập danh mục hoàn thành trong tháng 2/2022, xác định lộ trình lập quy hoạch theo thứ tự ưu tiên giai đoạn 2022-2023 và các năm tiếp theo.

4 khu chung cư cũ và 2 nhà chung cư đơn lẻ nguy hiểm cấp D sẽ được triển khai cải tạo, xây dựng lại đầu tiên trong năm 2022. Cụ thể tại quận Ba Đình có: Khu tập thể Giảng Võ (nhà C8); Khu tập thể Thành Công (Nhà G6A); Khu tập thể Ngọc Khánh (Nhà A); Khu tập thể Bộ Tư pháp (2 đơn nguyên đầu hồi ở cấp D); Nhà 148-150 Sơn Tây. Quận Đống Đa có nhà 51 Huỳnh Thúc Kháng. 

Thành phố Hà Nội cũng yêu cầu quận Đống Đa và Ba Đình phải hoàn thành di dời người dân ngay trong quý 1 năm 2022.

Dự kiến nguồn vốn thực hiện cải tạo chung cư cũ sẽ huy động từ 3 nguồn, gồm vốn xã hội hoá (với trường hợp chủ sở hữu nhà chung cư thoả thuận với doanh nghiệp bất động sản lựa chọn chủ đầu tư dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư) nguồn vốn đầu tư công; nguồn vốn vay từ Quỹ đầu tư phát triển thành phố cho các chủ đầu tư vay để triển khai...

Trường hợp nhà nước trực tiếp thực hiện dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư và đầu tư xây dựng quỹ nhà tạm cư, nhu cầu vốn đầu tư công khoảng 65.360 tỉ đồng, gồm: khoảng 60.500 tỉ đồng để thực hiện đầu tư xây dựng dự án cải tạo, xây dựng lại 4 khu chung cư có nhà nguy hiểm cấp D (Thành Công, Giảng Võ, Ngọc Khánh, Bộ Tư pháp). Khoảng 4.860 tỉ đồng để xây dựng 5 dự án tạm cư tại Q.Hoàng Mai, Q.Tây Hồ, H.Đông Anh.

Vướng mắc giải phóng mặt bằng vẫn cần được gỡ

Nghị định 69 của Chính phủ (2021) về cải tạo chung cư cũ đã có hiệu lực tuy nhiên với những người dân ở chung cư cũ vẫn còn nhiều băn khoăn, vốn cải tạo huy động xã hội hóa, người dân nhà chung cư có thể thỏa thỏa thuận chọn chủ đầu tư.

Ông Nguyễn Văn Vương ở tại chung cư cũ khu Thành Công cho rằng: “Để người dân chọn chủ đầu tư như tôi đồng tình với phương án này, khi người dân có quyền quyết định vì họ đang là chủ sở hữu tại các chung cư cũ. Tuy nhiên cũng có những khó khăn khi thỏa thuận kinh tế người dân không thông thạo, cần có những cơ quan quản lý chuyên ngành hỗ trợ. Điểm quan trọng nhất là ai sẽ là người bảo lãnh được tiến độ cho các chủ đầu tư thực hiện cải tạo chung cư cũ, nếu chủ đầu tư bị chậm tiến độ sẽ xử lý thế nào?”

Đền bù giải phóng mặt bằng vẫn là vướng mắc lớn nhất trong cải tạo chung cư cũ - Ảnh 2.

Vướng mắc giải phóng mặt bằng khi triển khai các dự án cải tạo chung cư cũ vẫn cần được gỡ.

Chung cư số 30A Lý Thường Kiệt là một trong số ít chung cư cũ trên địa bàn thành phố Hà Nội được cải tạo xây mới hoàn thành vào năm 2020. Từ lúc triển khai cho tới khi thực hiện xong đơn vị này phải mất hơn 10 năm.

Ông Trần Duy Độ, Giám đốc đầu tư Công ty Cổ phần đầu tư tài chính Toàn Cầu (đơn vị là chủ đầu tư chung cư số 30A Lý Thường Kiệt) cho biết, khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, từ thỏa thuận đền bù đến chính sách tạm cư vẫn là cản trở lớn nhất.

“Cần có cơ chế ưu đãi hơn nữa cho doanh nghiệp cải tạo, tháo gỡ nút thắt về quy hoạch cho doanh nghiệp, với những chung cư ở vị trí trung tâm bị hạn chế về chiều cao mà không có phương án kinh doanh, đền bù giải phóng mặt bằng cụ thể thì rất khó để doanh nghiệp tham gia cải tạo” - ông Trần Duy Độ nói.

Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cũng lo ngại việc triển khai Nghị quyết Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn thành phố Hà Nội liệu có kịp tiến độ đề ra? Thực tế, thành phố Hà Nội có số lượng chung cư cũ nhiều nhất cả nước nên việc triển khai kiểm định, lập quy hoạch có khối lượng công việc rất lớn.

Quy hoạch lập, phê duyệt phải có tính khả thi, tức là đã lấy ý kiến của doanh nghiệp, người dân ở khu vực giải tỏa, tìm được sư đồng thuận, tiếng nói chung. Từ đây, hướng tới đồng thuận đầu tư là yếu tố then chốt để thực hiện được dự án cải tạo chung cư cũ.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Dư nợ tín dụng bất động sản đạt hơn 1,11 triệu tỷ đồng

Dư nợ tín dụng bất động sản đạt hơn 1,11 triệu tỷ đồng

Tính đến 28/2/2024 dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 1.113.673 tỷ đồng.

Giá nhà đất ở TP.HCM vẫn tăng nhẹ trong quý I

Giá nhà đất ở TP.HCM vẫn tăng nhẹ trong quý I

Thị trường bất động sản tại TP.HCM và một số địa phương có giá bán tăng nhẹ và giao dịch khá sôi động trong quý I/2024.

Ngôi nhà quanh năm thoáng mát

Ngôi nhà quanh năm thoáng mát

Công trình là tổ hợp của nhiều phong cách, đường nét và hình khối khác nhau, chính sự bất quy tắc trong lối thiết kế đã đem lại sự đột phá trong kiến trúc và khiến trải nghiệm của người ở trở nên mới mẻ, thú vị hơn.

Nhộn nhịp đại công trường nhà ga T3 Tân Sơn Nhất

Nhộn nhịp đại công trường nhà ga T3 Tân Sơn Nhất

Dưới cái nắng gay gắt, hàng trăm công nhân, kỹ sư vẫn miệt mài lao động để sớm đưa dự án nhà ga T3 Tân Sơn Nhất về đích đúng hẹn.

Bất động sản Phát Đạt trong cơn khát dòng tiền

Bất động sản Phát Đạt trong cơn khát dòng tiền

Công ty cổ phần Phát triển BĐS Phát Đạt (PDR) đặt nhiệm vụ cao nhất của năm 2024 là tập trung vào chiến lược bán hàng hiệu quả để tạo ra dòng tiền nhanh nhất. Dòng tiền cũng sẽ là trọng điểm của PDR trong 3-5 năm tới.

UBND quận, huyện tại TP.HCM được uỷ quyền điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu

UBND quận, huyện tại TP.HCM được uỷ quyền điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu

Để đẩy nhanh các dự án đầu tư công trên địa bàn, UBND TP.HCM quyết định ủy quyền cho UBND các quận, huyện (trừ UBND TP.Thủ Đức) điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu với thời gian là 3 năm.