Thứ bảy, 27/04/2024

HoREA gửi văn bản khẩn lên Thủ tướng về việc vay vốn ưu đãi để mua, thuê mua nhà ở xã hội

04/01/2022 1:00 PM (GMT+7)

Đêm 3/1, HoREA phát đi văn bản khẩn thiết đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước cho phép các tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định được cho vay vốn ưu đãi để mua, thuê mua nhà ở xã hội…

HoREA có văn bản “khẩn” lúc nửa đêm gửi Thủ tướng Chính phủ, là việc gì? - Ảnh 1.

Theo thông tư mới do NHNN ban hành, người mua nhà ở xã hội sẽ không thể vay tiền ở các ngân hàng thương mại mà chỉ có thể vay ở ngân hàng chính sách xã hội... - Ảnh: Quốc Hải

Theo Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư số 20/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2015/TT-NHNN "hướng dẫn cho vay vốn ưu đãi thực hiện chính sách nhà ở xã hội đối với các tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định", sẽ có hiệu lực từ ngày 20/01/2022 tới.

Nhưng do khoản 2 Điều 1 Thông tư 20/2021/TT-NHNN, chỉ còn quy định: "2. Đối tượng vay vốn xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 100/2015/NĐ-CP".

Như vậy, "đối tượng vay vốn để mua, thuê mua nhà ở xã hội" kể từ ngày 20/01/2022 sẽ không còn được vay vốn tín dụng ưu đãi tại các tổ chức tín dụng được Nhà nước chỉ định, mà chỉ còn được vay vốn ưu đãi để "xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở".

"Quy định này của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) không hợp tình hợp lý, gây bất lợi cho các đối tượng hưởng chính sách nhà ở xã hội", ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, nhận định.

Từ 20/01/2022, các NHTM không được cho vay vốn ưu đãi để mua, thuê mua nhà ở xã hội?

Theo ông Lê Hoàng Châu, đối chiếu với khoản 2 Điều 2 Thông tư số 25/2015/TT-NHNN (trước khi sửa đổi), thì NHNN đã loại bỏ cụm từ "mua, thuê mua nhà ở xã hội".

Có nghĩa là, NHNN đã loại bỏ "đối tượng vay vốn ưu đãi để mua, thuê mua nhà ở xã hội" và kể từ ngày 20/01/2022, thì NHNN chỉ cho phép các tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định cho vay vốn ưu đãi đối với "đối tượng vay vốn xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở" mà thôi.

"Khoản 2 Điều 1 Thông tư 20/2021/TT-NHNN không cho phép các tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định cho vay vốn ưu đãi đối với các "đối tượng vay vốn ưu đãi để mua, thuê mua nhà ở xã hội" nên đã làm phát sinh "xung đột pháp luật" vì đã không phù hợp với các quy định của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP và Nghị định số  49/2021/NĐ-CP", ông Châu nói.

Theo Chủ tịch HoREA, thật ra, việc NHNN loại bỏ "đối tượng vay vốn ưu đãi để mua, thuê mua nhà ở xã hội" là có căn cứ pháp luật vì đã căn cứ vào khoản 4 Điều 50 Luật Nhà ở 2014.

HoREA có văn bản “khẩn” lúc nửa đêm gửi Thủ tướng Chính phủ, là việc gì? - Ảnh 2.

Các dự án nhà ở tái định cư đang bị bỏ hoang... - Ảnh: Quốc Hải

Tuy nhiên, nếu chỉ căn cứ riêng một khoản 4 Điều 50 Luật Nhà ở 2014 thì khoản 2 Điều 1 Thông tư 20/2021/TT-NHNN là đúng, nhưng Luật Nhà ở 2014 còn nhiều quy phạm pháp luật khác quy định chính sách ưu đãi về nhà ở xã hội.

Do vậy, việc NHNN đã không xem xét trên bình diện tổng thể các chính sách ưu đãi về nhà ở xã hội, mà chỉ căn cứ vào khoản 4 Điều 50 Luật Nhà ở 2014 và không căn cứ vào các quy phạm pháp luật khác của Luật Nhà ở 2014 (nêu dưới đây) là chưa đầy đủ, chưa toàn diện, không phù hợp với thực tiễn.

"Việc NHNN không cho phép các tổ chức tín dụng được Nhà nước chỉ định cho vay vốn tín dụng ưu đãi để mua, thuê mua nhà ở xã hội dẫn đến  các đối tượng hưởng chính sách nhà ở xã hội là những người bị thiệt thòi nhất", ông Châu nói.

Ngân hàng Chính sách Xã hội được "ưu tiên"?

Theo HoREA, thực tiễn hơn 15 năm qua đã chứng minh, các NHTM được Nhà nước chỉ định đã thực hiện rất tốt, rất hiệu quả việc cho vay ưu đãi "để mua, thuê mua nhà ở xã hội, hoặc xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa nhà ở". Kể cả việc thực hiện gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng trong giai đoạn 2013-2016 thì các ngân hàng thương mại đã làm rất tốt.

Qua tổng kết, từ 1 đồng cấp bù lãi suất từ ngân sách nhà nước thì các NHTM huy động thêm được 33 đồng vốn của xã hội.

Trong lúc NHCSXH đã không tham gia thực hiện gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng trong giai đoạn 2013-2016. Đồng thời, do Nhà nước gần như chưa bố trí được nguồn vốn ngân sách để cho vay ưu đãi nhà ở xã hội trong giai đoạn 2015-2020, nên NHCSXH hầu như mới chỉ cho một số hộ gia đình, cá nhân vay ưu đãi "để mua, thuê mua nhà ở xã hội" trong vài năm gần đây.

Chưa kể, NHCSXH cũng chỉ cam kết từ 1 đồng vốn cấp từ ngân sách nhà nước thì huy động thêm được 1 đồng vốn của xã hội mà thôi.

Điểm "lạ" là trong suốt 06 năm (kể từ ngày 09/12/2015 ban hành Nghị định 100/2015/NĐ-CP cho đến ngày 01/04/2021 ban hành Nghị định 49/2021/NĐ-CP) thì NHNN đã đồng thuận và đã không phản đối nội dung khoản 2 Điều 16 Nghị định 100/2015/NĐ-CP; khoản 2 Điều 16 Nghị định số 100/2015/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 10 Điều 1 Nghị định số  49/2021/NĐ-CP); khoản 7 Điều 21 Nghị định 100/2015/NĐ-CP và Khoản 7 Điều 21 Nghị định 100/2015/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 14 Điều 1 Nghị định số 49/2021/NĐ-CP).

Mãi đến nay, NHNN mới nêu quan điểm không đồng thuận thông qua việc ban hành Thông tư số 20/2021/TT-NHNN ngày 30/11/2021.

"Do khoản 2 Điều 1 Thông tư  20/2021/TT-NHNN ngày 30/11/2021 có một quy phạm pháp luật dẫn đến "xung đột pháp luật" với khoản 4 Điều 16 Nghị định số 100/2015/NĐ-CP và khoản 7 Điều 21 Nghị định số  100/2015/NĐ-CP.

Vì vậy, HoREA khẩn thiết kiến nghị Thủ tướng Chính phủ quan tâm chỉ đạo NHNN rà soát và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định để đảm bảo khoản 2 Điều 1 Thông tư 20/2021/TT-NHNN của NHNN thống nhất và phù hợp với các quy định của Nghị định 100/2015/NĐ-CP, Nghị định 49/2021/NĐ-CP và Luật Nhà ở 2014", ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, kiến nghị.

4 kiến nghị "nóng" gửi Thủ tướng Chính phủ

(1) HoREA đề nghị sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 1 Thông tư 20/2021/TT-NHNN theo hướng vẫn giữ nguyên quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 25/2015/TT-NHNN (chỉ bỏ mục đích "thuê") như sau: "2. Đối tượng vay vốn để mua, thuê mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 100/2015/NĐ-CP".

(2) HoREA đề nghị sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 1 Thông tư 20/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung khoản 3 và khoản 4 Điều 6 Thông tư 25/2015/TT-NHNN, như sau: "3. Đối với khách hàng vay vốn ưu đãi để mua, thuê mua nhà ở xã hội thì mức vốn cho vay tối đa bằng 80% giá trị hợp đồng mua, thuê mua nhà. Và, "4. Đối với khách hàng vay vốn ưu đãi để xây dựng mới, hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở của mình thì mức vốn cho vay tối đa bằng 70% giá trị dự toán hoặc phương án vay tối đa không quá 500 triệu đồng và không vượt quá 70% giá trị tài sản bảo đảm tiền vay".

(3) Năm 2022, khi xem xét xây dựng Đề án Luật Nhà ở (sửa đổi), Hiệp hội đề nghị Bộ Xây dựng xem xét trình Chính phủ đề xuất sửa đổi Khoản 4 Điều 50 Luật Nhà ở 2014 theo hướng bổ sung thêm cụm từ "mua, thuê mua nhà ở xã hội" để đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ của các quy định pháp luật về chính sách ưu đãi tín dụng về nhà ở xã hội.

(4) Hiệp hội đề nghị Chính phủ đề xuất Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét bổ sung "Chương trình mục tiêu thực hiện chính sách về nhà ở xã hội" vào Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết định các Chương trình mục tiêu quốc gia.

Từ đó được sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước chi trung hạn trong giai đoạn 2021-2026, để có căn cứ pháp luật để bố trí nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện chính sách về nhà ở xã hội.


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đừng chờ giá chung cư giảm sâu hơn

Đừng chờ giá chung cư giảm sâu hơn

Giá chung cư được dự báo khó có thể giảm sâu hơn, diễn biến đi ngang trong ngắn hạn và sẽ phục hồi đà tăng khi thanh khoản cải thiện hơn thời gian tới.

TP.HCM loại bỏ nhiều dự án BT do quá nhiều vướng mắc

TP.HCM loại bỏ nhiều dự án BT do quá nhiều vướng mắc

Do hình thức đầu tư BT (xây dựng - chuyển giao) gặp quá nhiều vướng mắc, TP.HCM quyết định bỏ nhiều dự án BT, chuyển sang hình thức đầu tư khác.

Mê mẩn với mẫu nhà vườn 'chữa lành'

Mê mẩn với mẫu nhà vườn 'chữa lành'

Ngôi nhà được gia chủ ví như một khu nghỉ dưỡng tại gia, là nơi "chữa lành" cho tâm hồn khi mọi không gian được bao quanh bởi cây xanh, đảm bảo sự riêng tư và yên tĩnh.

Chuyên gia: Nếu TP.HCM chặt hơn 400 cây xanh vì metro, phải trồng lại gấp đôi

Chuyên gia: Nếu TP.HCM chặt hơn 400 cây xanh vì metro, phải trồng lại gấp đôi

Ý kiến trên được chuyên gia quy hoạch và kiến trúc đô thị đưa ra sau khi có thông tin chặt hạ hơn 400 cây xanh để làm tuyến Metro số 2 ở TP.HCM

Việt Nam có 2 Cảng hàng không vào Top 100 sân bay tốt nhất thế giới

Việt Nam có 2 Cảng hàng không vào Top 100 sân bay tốt nhất thế giới

Tổ chức Quốc tế Skytrax vừa công kết quả xếp hạng các sân bay trên thế giới năm 2024; trong đó, Việt Nam có 2 Cảng hàng không được vinh danh trong “Top 100 sân bay tốt nhất thế giới” là Cảng HKQT Nội Bài và Cảng HKQT Đà Nẵng.

Bình Dương sẽ thành đầu mối logistics quan trọng của vùng

Bình Dương sẽ thành đầu mối logistics quan trọng của vùng

Bình Dương xem dịch vụ logistics là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển, giai đoạn 2024 - 2030, góp phần chuyển dịch tỷ lệ dịch vụ trong cơ cấu kinh tế năm 2025 đạt 28%.