Thứ sáu, 26/04/2024

Làn sóng đầu tư hạ tầng thổi nóng bất động sản Bình Dương

06/08/2022 6:28 PM (GMT+7)

Bình Dương với những lợi thế về vị trí địa lý, tốc độ phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng giao thông đang khiến nhiều doanh nghiệp bất động sản chuyển hướng đầu tư.

Bất động sản "ăn theo" cơ sở hạ tầng

Trong lúc thị trường bất động sản TP.HCM bắt đầu "ngấm đòn" vì kiểm soát tín dụng khiến thanh khoản nhiều phân khúc tuột giảm thì khu vực Bình Dương lại khá sôi động.

Hàng loạt dự án phát triển giao thông từ nguồn vốn đầu tư công mở ra triển vọng bứt phá cho tỉnh Bình Dương, kéo theo đó là "cơn lốc" đầu tư của nhiều doanh nghiệp bất động sản.

Theo đó, Bình Dương hiện đang chú trọng đầu tư công, phát triển hạ tầng giao thông, kết nối kinh tế vùng. Giai đoạn từ nay đến năm 2025, vốn ngân sách của tỉnh Bình Dương dành cho đầu tư công lên đến 50.000 tỷ đồng; ngân sách trung ương bố trí hơn 2.581 tỷ đồng. Riêng năm 2022, Bình Dương dự kiến bố trí trên 8.579 tỷ đồng từ ngân sách để thực hiện 113 dự án.

Làn sóng đầu tư hạ tầng thổi "nóng" bất động sản Bình Dương - Ảnh 1.

Bình Dương là một trong những địa phương dẫn đầu về nguồn vốn FDI. Ảnh: H.T

Bên cạnh đó, Bình Dương cũng đã phê duyệt quy hoạch tổng thể hệ thống giao thông đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Nhiều tuyến giao thông huyết mạch sẽ được đồng loạt đầu tư, nâng cấp như quốc lộ 13, quốc lộ 14, quốc lộ 14C, đại lộ Mỹ Phước - Tân Vạn, đường ĐT 741, ĐT 743, ĐT 744, ĐT 746, ĐT 747; đường tạo lực Tân Uyên - Phú Giáo - Đồng Xoài, đường Phú Giáo - Đồng Phú, cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, Vành đai 3, Vành đai 4, cầu Bạch Đằng 2…

Ngoài ra, Bình Dương còn đang kiến nghị Chính phủ cho nghiên cứu đầu tư tuyến đường sắt từ khu công nghiệp Bàu Bàng đến cảng quốc tế Thị Vải và kéo dài tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên đến TP.Dĩ An…

Bên cạnh giao thông liên kết vùng, các tuyến giao thông đối nội cũng đang được Bình Dương đầu tư khá tốt. Điển hình như xây dựng đường từ ngã ba Tam Lập đến Bàu Bàng, đường Tân Long - Lai Uyên, đường Thủ Biên - Đất Cuốc, ĐH 501, ĐH 502, ĐH 503, ĐH 506, ĐH 508, ĐH 520... Các tuyến đường quan trọng này sẽ giúp liên kết thuận lợi các vùng sản xuất công nghiệp của Bình Dương. 

Như vậy, tương lai Bình Dương sẽ sở hữu hệ thống giao thông đối ngoại và đối nội hoàn chỉnh phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, nhu cầu giao thương, vận chuyển hàng hóa thông suốt và là đòn bẩy thúc đẩy tiến trình đô thị hóa trên diện rộng.

Làn sóng đầu tư hạ tầng thổi "nóng" bất động sản Bình Dương - Ảnh 3.

Nhà đầu tư bất động sản chuyển dịch về Bình Dương tìm cơ hội. Ảnh: H.T

Đây là những tuyến giao thông huyết mạch không chỉ của Bình Dương và xuyên suốt từ Tây nguyên xuống vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Khi hoàn thành, hệ thống giao thông này sẽ giúp Bình Dương giữ vững vị thế dẫn đầu về phát triển hạ tầng, thu hút đầu tư và làm bàn đạp phục hồi kinh tế - xã hội. Đây cũng là định hướng phát triển mà Bình Dương theo đuổi nhằm dịch chuyển sản xuất công nghiệp lên khu vực phía Bắc như Phú Giáo, Tân Uyên, Bàu Bàng…

Chính điểm mạnh về đầu tư hạ tầng, Bình Dương đã thu hút nguồn vốn FDI "khổng lồ". Theo đó, 6 tháng đầu năm, tổng vốn FDI của Bình Dương đạt trên 2,5 triệu USD, bằng 180% so với cùng kỳ năm 2021. Tính lũy kế, đến nay Bình Dương đang đứng thứ 2 cả nước về thu hút FDI với 4.053 dự án, tổng vốn đăng ký đạt hơn 39,55 tỷ USD, chiếm hơn 9,3% FDI của cả nước.

Hàng loạt nhà đầu tư lớn tìm đến bất động sản Bình Dương

Thúc đẩy đầu tư công là động lực thúc đẩy nhiều ngành nghề, trong đó có bất động sản hồi phục và phát triển. Thời gian qua, nhiều tập đoàn nước ngoài đã công bố đầu tư tại Bình Dương. Đơn cử, hai tập đoàn LEGO và Pandora xây nhà máy trị giá hơn 1,1 tỷ USD tại khu công nghiệp VSIP 3. Khi hoạt động, hai nhà máy này sẽ tạo việc làm cho hơn 10.000 lao động.

Tập đoàn Sharp thì đang xem xét xây thêm nhà máy thứ ba tại Bình Dương chuyên sản xuất các sản phẩm công nghệ cao, điện thoại thông minh, đồ điện tử gia dụng, sản phẩm chăm sóc sức khỏe… Tập đoàn AEON cũng đã được tỉnh Bình Dương giới thiệu nghiên cứu xây dựng trung tâm thương mại thứ hai tại thị xã Tân Uyên.

Mới đây, Gamuda Land đã tiết lộ kế hoạch mua lại một dự án thành phần của "siêu" dự án Thành phố mới Bình Dương. Gamuda Land đặt mục tiêu phát triển dự án này trở thành khu phức hợp với các hoạt động văn hóa, thương mại sầm uất ngay trung tâm Thành phố mới Bình Dương.

Làn sóng đầu tư hạ tầng thổi "nóng" bất động sản Bình Dương - Ảnh 4.

Các tập đoàn lớn nhanh chóng nhận diện tiềm năng của Bình Dương. Ảnh: H.T

Trước đó, những tên tuổi lớn của nước ngoài như Tukyu, GoucoLand, CapitaLand, Setia, MapleTree, Sembcorp, AEON, Central Retail… đều triển khai các dự án đô thị, nhà ở hoặc bất động sản thương mại, bất động sản công nghiệp trên địa bàn Bình Dương.

Ngoài ra, các tập đoàn lớn của Việt Nam cũng nhanh chóng nhận diện tiềm năng của Bình Dương, nhất là đầu tư phát triển các dự án nhà ở đáp ứng nhu cầu đang tăng cao.  Đơn cử như các tập đoàn Vingroup, Hưng Thịnh, Trần Anh, Cát Tường, Đất Xanh, Nam Long, Phú Đông… Hiện trên địa bàn Bình Dương đang có hàng trăm dự án lớn được phát triển.

Theo các chuyên gia, năm 2022 và giai đoạn tiếp theo, Bình Dương nhiều khả năng sẽ tiếp tục dẫn dắt thị trường bất động sản vùng ven TP.HCM nhờ hệ thống giao thông và kinh tế phát triển mạnh. Giàu triển vọng nhất là vùng tứ giác phía Bắc tỉnh Bình Dương gồm Phú Giáo, Tân Uyên, Bến Cát và Bàu Bàng - những khu vực nắm giữ lợi thế lớn bởi mặt bằng giá đất chỉ bằng một nửa so với ba thành phố Thủ Dầu Một hay Thuận An, Dĩ An. 

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Mì gói sẽ đóng góp nhiều cho "ông lớn" đa ngành

Mì gói sẽ đóng góp nhiều cho "ông lớn" đa ngành

Tập đoàn đa ngành Masan đặt tham vọng lợi nhuận năm 2024 tăng gấp đôi năm ngoái. Dù mì gói không phải là sản phẩm đắt tiền nhưng dự kiến cũng sẽ giúp Masan đạt được mục tiêu.

Thời tiết nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Cảnh báo nắng nóng gay gắt

Thời tiết nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Cảnh báo nắng nóng gay gắt

Nắng nóng là 1 trong những loại hình thiên tai nguy hiểm, nắng nóng và nắng nóng kéo dài có nguy cơ gây ra cháy nỗ tại khu vực dân cư. Đồng thời, nắng nóng khắc nghiệt cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân như mất nước, sốc nhiệt, say nắng, có khả năng dẫn đến đột quỵ.

Về nơi "Đất lành chim đậu" trải nghiệm độc đáo cùng thiên nhiên hoang sơ

Về nơi "Đất lành chim đậu" trải nghiệm độc đáo cùng thiên nhiên hoang sơ

Khu du lịch sinh thái Tràm Chim, tỉnh Đồng Tháp, đã có những "lời mời chào" rất hấp dẫn với những trải nghiệm độc đáo cùng thiên nhiên hoang sơ, cho đến các phiên chợ, lễ hội ẩm thực đặc sắc...đến với du khách nhân dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.

Đừng chờ giá chung cư giảm sâu hơn

Đừng chờ giá chung cư giảm sâu hơn

Giá chung cư được dự báo khó có thể giảm sâu hơn, diễn biến đi ngang trong ngắn hạn và sẽ phục hồi đà tăng khi thanh khoản cải thiện hơn thời gian tới.

Tránh xe máy lấn vào làn ô tô, TP.HCM tính phân làn lại đường Phạm Văn Đồng

Tránh xe máy lấn vào làn ô tô, TP.HCM tính phân làn lại đường Phạm Văn Đồng

Sở GTVT TP.HCM dự kiến điều chỉnh dải phân cách, chia đường Phạm Văn Đồng thành 3 làn ô tô và 3 làn hỗn hợp, nhằm tránh tình trạng xe máy đi lấn vào làn ô tô.

Sân bay Tân Sơn Nhất lên phương án phục vụ cao điểm lễ 30/4

Sân bay Tân Sơn Nhất lên phương án phục vụ cao điểm lễ 30/4

Dự kiến đón gần 700.000 lượt khách trong giai đoạn cao điểm lễ từ 26/4– 1/5, Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đã lên phương án, tăng cường nhân lực phục vụ.