dd/mm/yyyy

Nắng nóng khốc liệt, cây cối chết khô, ao hồ cạn kiệt, làm nông nơi đây quá khổ

Nắng nóng kéo dài, khiến hàng trăm ha lúa, hoa màu tại Hà Tĩnh thiếu nước trầm trọng, nhiều diện tích cây bưởi của người dân bị chết.
Nắng nóng khốc liệt, cây cối chết khô, ao hồ cạn kiệt, làm nông nơi đây quá khổ - Ảnh 1.

Nắng nóng kéo dài, khiến hàng trăm ha lúa, hoa màu tại Hà Tĩnh thiếu nước trầm trọng, nhiều diện tích cây bưởi của người dân bị chết.

Sông, hồ cạn đáy

Gần một tháng nay, tại địa bàn Hà Tĩnh nắng nóng kéo dài, có nhiều vùng nắng nóng cao điểm ghi nhận trên 40 độ C. Nắng nóng kéo dài khiến ao, hồ, sông, suối tại đây khô, cạn.

Nắng nóng khốc liệt, cây cối chết khô, ao hồ cạn kiệt, làm nông nơi đây quá khổ - Ảnh 2.

Hàng chục ha bưởi, cam của người dân tại xã Hương Thủy chết khô vì thiếu nước tưới.

Ghi nhận tại xã Hương Thuỷ, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh - một trong những vùng trồng bưởi lớn nhất tại địa phương này. Đây là thời điểm, người trồng bưởi chuẩn bị cho thu hoạch, tuy nhiên, nắng nóng kéo dài đã khiến hàng trăm ha diện tích trồng bưởi của người dân bị thiệt hại. Nhiều hộ xảy ra tình trạng chết cây trưởng thành, sản lượng bưởi năng suất thấp.

Nắng nóng khốc liệt, cây cối chết khô, ao hồ cạn kiệt, làm nông nơi đây quá khổ - Ảnh 3.

Lá héo co quắp tại vườn bưởi của anh Chung.

Anh Phan Văn Chung (SN 1986), trú thôn 6, xã Hương Thuỷ, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh cho hay, vườn của anh trồng hơn 200 gốc bưởi, khoảng một tháng nữa là thời điểm bắt đầu thu hoạch. Giai đoạn này, cây bưởi rất cần cấp đủ lượng nước tưới để đảm bảo năng suất cũng như chất lượng quả. Thế nhưng, gần 2 tháng nay, nắng nóng kéo dài, 2 hồ nước của gia đình anh rút cạn, không đủ lượng nước để tưới nữa. Trong khi, sông Ngàn Sâu lại cách nhà hơn 1km nên nguồn nước tưới chỉ trông chờ vào 2 hồ nước của gia đình tự đào. Thay vì tưới đẫm anh chỉ “dám” tưới ẩm để tiết kiệm.

Nắng nóng khốc liệt, cây cối chết khô, ao hồ cạn kiệt, làm nông nơi đây quá khổ - Ảnh 4.

Cây bưởi trong vườn của anh Chung khô, vàng lá do nắng hạn.

“Không chỉ ao, hồ mà nước sông Ngàn Sâu cũng rút cạn. Từ khi tôi về đây sinh sống, đây lần đầu tiên thấy mực nước sông Ngàn Sâu xuống thấp, khô cạn như vậy. Vườn bưởi của tôi nhiều cây bị co, rụng hết lá. Thiếu nước tưới nên những cây bám trụ được thì quả cũng không to như các năm khác. Năm ngoái, vườn bưởi của tôi cho năng suất khoảng 4.000 quả nhưng năm nay ước lượng chỉ được một nửa”, anh Chung nói.

Nắng nóng khốc liệt, cây cối chết khô, ao hồ cạn kiệt, làm nông nơi đây quá khổ - Ảnh 5.

Hồ cạn đáy...

Tương tự, nắng nóng cũng đã khiến gần 2ha vườn cây ăn quả của anh Phan Văn Phương (SN 1981), trú tại thôn 5, xã Hương Thuỷ bị ảnh hưởng.

Anh Phương cho hay, nguồn nước tưới tiêu cho vườn cây của gia đình anh chủ yếu từ 2 hồ tự tạo, hiện lượng nước hồ cũng sắp cạn. Hàng trăm gốc bưởi của gia đình anh héo queo, khô lá vì thiếu nước tưới. Chưa bao giờ người dân trông bưởi tại đây khao khát một trận mưa đến vậy.

Nắng nóng khốc liệt, cây cối chết khô, ao hồ cạn kiệt, làm nông nơi đây quá khổ - Ảnh 6.

Cây bưởi chết khô...

“Ngồi trong nhà nhìn ra vườn bưởi như cảnh mùa thu, lá vàng khô héo hết. Cây bưởi đã đành, hàng trăm gốc cam trồng trên đồi cao càng khô hạn. Tôi đã phải chặt hàng chục cây do chết khô, có những cây 7,8 năm tuổi cũng không trụ nổi, phải chặt bỏ”, anh Phương chua chát nói.

Nắng nóng khốc liệt, cây cối chết khô, ao hồ cạn kiệt, làm nông nơi đây quá khổ - Ảnh 7.

... người dân phải chặt bỏ.

Nắng nóng khô hạn, lượng nước bị bốc hơi cao nên các hồ tưới của người dân tại đây gần như khô cạn, thậm chí, nước tại sông Ngàn Sâu cũng xuống thấp kỷ lục. Ghi nhận nhiều điểm tại sông Ngàn Sâu nước rút sâu khiến thuyền bè không di chuyển được.

Cấp bách chống hạn

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Hà Tĩnh, do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino nên từ nay đến cuối năm trên địa bàn tỉnh sẽ có 5 - 6 đợt nắng nóng gay gắt.

Một số hồ đập trên địa bàn huyện Hương Khê có nguy cơ xảy ra thiếu nước gồm: Hồ chứa nước Khe Con xã Hương Giang; Hồ chứa nước Khe Nậy xã Hòa Hải; Hồ chứa nước đập Mưng xã Điền Mỹ; Hồ chứa nước Cha Chạm xã Gia Phố; Hồ chứa nước Khe Sông xã Phúc Trạch; Hồ chứa nước Khe Trồi xã Phúc Trạch; Hồ chứa nước đập Dài xã Gia Phố; Hệ thống đập dâng Khe Táy và Sông Tiêm.

Nắng nóng khốc liệt, cây cối chết khô, ao hồ cạn kiệt, làm nông nơi đây quá khổ - Ảnh 8.

Hình ảnh cánh đồng lúa khô cằn tại xã Cẩm Hưng, huyện Cẩm Xuyên.

Theo số liệu thông kê của Phòng Nông nghiệp UBND huyện Hương Khê, do nước còn lại trong các hồ chứa đạt thấp; thời tiết nắng nóng, lượng bốc hơi lớn, không có mưa bổ sung nên hầu hết các hồ, đập đều khô cạn, khó khăn cho việc tưới đồng loạt tất cả diện tích, dẫn đến một số diện tích khu tưới ở vùng cao, vùng cuối kênh chậm nước, thiếu nước.

Nắng nóng khốc liệt, cây cối chết khô, ao hồ cạn kiệt, làm nông nơi đây quá khổ - Ảnh 9.

...mặt đất khô cằn, nứt nẻ do hạn hán.

Nắng nóng kéo dài, vùng “chảo lửa” Hương Khê còn đứng trước nguy cơ thiếu nước để tưới giai đoạn lúa trổ cho hàng trăm ha lúa vụ hè thu của người dân tại các xã Hương Xuân, Hoà Hải, Điền Mỹ, Hà Linh, Phúc Đồng, Hương Đô…

Ông Trần Đức Thịnh, Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ lợi Hà Tĩnh cho hay, năm nay, nắng nóng và hạn hạn đã được các cơ quan chuyên môn dự báo từ trước. Không chỉ riêng Hà Tĩnh mà nhiều địa phương trên toàn quốc cũng xảy ra tình trạng tương tự. Tại Hà Tĩnh, những năm trước, mặc dù nắng nóng nhưng có lượng nước mưa bổ sung. Nhưng năm nay, tình trạng nắng nóng kéo dài, lượng nước tại các sông, hồ bốc hơi nhanh nhưng lượng mưa lại không có để bổ sung dẫn đến khô hạn khốc liệt.

Nắng nóng khốc liệt, cây cối chết khô, ao hồ cạn kiệt, làm nông nơi đây quá khổ - Ảnh 10.

Hàng chục ha lúa tại huyện Cẩm Xuyên không có nước tưới.

Cũng theo Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ lợi Hà Tĩnh, nếu từ nay cho đến hết tháng 8 không có nguồn nước mưa bổ sung thì nguy cơ thiếu nước trầm trọng. Hương Khê, Hương Sơn và những vùng cuối kênh chính hồ Kẻ Gỗ và sông Rác là những vùng nguy cơ xảy ra hạn hạn khốc liệt.

Nắng nóng khốc liệt, cây cối chết khô, ao hồ cạn kiệt, làm nông nơi đây quá khổ - Ảnh 11.

Tưới chống hạn tại xã Hương Trà, huyện Hương Khê.

Trước tình hình, trước đó, vào đầu tháng 6, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã phát Công điện số 05 chỉ đạo các đơn vị và địa phương trong toàn tỉnh, chủ động triển khai các biện pháp cấp bách ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn. Trong đó, giải pháp tiết kiệm nguồn nước được ưu tiên hàng đầu.

“Nắng nóng quá khiến lượng nước bốc hơi nhiều nên càng khô cạn. Hiện, hồ Ngàn Trươi đủ nước tưới còn hồ Kẻ Gỗ phải căn cơ mới đủ. Lo lắng nhất hiện nay là nguy cơ thiếu nước sinh hoạt”, ông Thịnh lo ngại.

Theo Người đưa tin