Thứ tư, 22/05/2024

Người Mỹ thay đổi thói quen tiêu dùng khi giá tăng cao

24/06/2022 6:00 AM (GMT+7)

Giá cả bị đẩy lên cao nhất trong khoảng 40 năm trở lại đây ở Mỹ đang thúc đẩy người tiêu dùng thay đổi thói quen mua sắm của họ, đặc biệt là tại các cửa hàng tạp hóa.

Theo 1 cuộc khảo sát được thực hiện bởi The Harris Poll: Khoảng 90% người Mỹ lo ngại về giá cả của các mặt hàng thực phẩm.

Cuộc khảo sát trực tuyến đã lấy ý kiến từ hơn 2.000 người Mỹ trưởng thành về mối lo lạm phát và thói quen mua sắm của họ trong 2 đợt: Từ ngày 18/3 đến 23/3 và một lần nữa từ ngày 6/5 đến ngày 8/5 vừa qua.

Mỹ: Nhiều người tiêu dùng thay đổi thói quen ăn uống, mua sắm khi giá cả lên cao - Ảnh 1.

1 người đàn ông đang vô cùng phân vân khi mua thịt tại siêu thị ở thành phố Annapolis, tiểu bang Maryland, Hoa Kỳ vào hồi tháng 5 vừa qua. (Ảnh: Jim Watson, AFP)


Vào thời điểm đó, sự "leo thang" đến mức chóng mặt về giá thực phẩm cũng như các loại xăng dầu và khí đốt là mối quan tâm lạm phát hàng đầu của người Mỹ.

Abbey Lunney - Giám đốc điều hành tại The Harris Poll, cho biết: “Ban đầu, giá xăng là mối quan tâm lớn nhất. Sau đó là các mặt hàng thực phẩm và kế đến là các hình thức chi tiêu khác.

Thế nhưng, trong vài tuần gần đây, giá thực phẩm đã trở thành mối quan tâm số 1 của người Mỹ.”

Giá cả các mặt hàng thực phẩm và chi phí nhiên liệu đều tăng vọt.

Báo cáo về chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 4 cho thấy, giá thực phẩm đã tăng 9,4% so với năm ngoái. Tuy nhiên, chi phí nhiên liệu - bao gồm xăng, dầu đều đã tăng khoảng 30,3% so với 1 năm trước.

Nhiều người tiêu dùng tại Mỹ thay đổi thói quen mua sắm

Để chi tiêu ít hơn, nhiều người Mỹ đang thay đổi cách họ mua sắm và bắt đầu chọn lọc thật kĩ những thứ họ sẽ mua.

Hơn một nửa trong số những người được khảo sát nói rằng giá thịt tăng cao khiến họ suy nghĩ về việc thử dùng các loại thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật và lựa chọn khác từ sữa. Trong khi đó, có nhiều người khác cũng đang thay đổi tần suất mua sắm hoặc từ bỏ các thương hiệu yêu thích của họ.

Stormy Johnson (45 tuổi, đang làm việc tại 1 trường học trung học ở Kingwood, Tây Virginia, Hoa Kỳ) đã thay đổi danh sách thực phẩm của mình để đảm bảo cô có thể nuôi cả gia đình. Hiện tại, Johnson đang sống cùng hai con của cô là Violet (15 tuổi) và Tristan (14 tuổi).

Mỹ: Nhiều người tiêu dùng thay đổi thói quen ăn uống, mua sắm khi giá cả lên cao - Ảnh 2.

Để chi tiêu ít hơn, nhiều người Mỹ đang thay đổi cách họ mua sắm và bắt đầu chọn lọc thật kĩ những thứ họ sẽ mua.


"Chúng tôi buộc phải nói KHÔNG với nhiều món ăn yêu thích như thịt gà, thịt bò. Nhưng giờ giá cả quá đắt đỏ nên chúng tôi ăn nhiều mì Ý hay các loại bánh Hamburger hơn dù nó không tốt cho sức khỏe. Nhưng, nó rất rẻ.

Nếu cần mua rau, tôi sẽ mua rau đông lạnh thay vì rau tươi để tiết kiệm tiền." - Johnson nói.

Đây không chỉ là câu chuyện của Stormy Johnson mà nó cũng chính là cách Tania Brown - một nhà lập kế hoạch tài chính được chứng nhận có trụ sở tại Atlanta và là người sáng lập của FinanciallyConfidentMom.com. Giữa tình hình giá cả đang tăng cao mạnh mẽ, Brown cũng đã thay đổi chi tiêu cho thực phẩm của mình trong vài tháng qua. Gia đình cô ấy đã cắt giảm số lượng đồ ăn vặt xuống và tự nấu ăn nhiều hơn, sử dụng ít thịt hơn để có thể tiết kiệm chi phí sinh hoạt cho cả gia đình.

Brown cũng khuyến nghị mọi người nên linh hoạt trong việc lập kế hoạch mua sắm và ăn uống, vì nó sẽ giúp họ giảm chi phí rất nhiều.

Tất nhiên, bên cạnh đó vẫn có một số lĩnh vực mà người Mỹ vẫn chưa thay đổi thói quen tiêu dùng, ngay cả trong bối cảnh lạm phát cao. 1 trong số đó có thể kể đến là khoản ngân sách chi cho rượu.

"Khoản chi cho rượu bia có vẻ như vẫn đang ổn định. Hầu hết mọi người đều không cắt bỏ quá triệt để cho khoản chi này." - Abbey Lunney, Giám đốc điều hành tại The Harris Poll nói.


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Cổ phiếu FPT liên tục phá đỉnh: Thời của cổ phiếu công nghệ, hay SCIC làm giá để bán giá cao?

Cổ phiếu FPT liên tục phá đỉnh: Thời của cổ phiếu công nghệ, hay SCIC làm giá để bán giá cao?

Cổ phiếu FPT của ông Trương Gia Bình liên tục chinh phục định giá mới trong lịch sử hoạt động đã đưa vốn hoá của doanh nghiệp tăng cao. Các cổ phiếu công nghệ khác cũng đang ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư khi nhiều mã trong ngành bật tăng từ tháng 4, đẩy mặt bằng giá lên cao.

Gỡ điểm nghẽn, phát triển điện mặt trời mái nhà

Gỡ điểm nghẽn, phát triển điện mặt trời mái nhà

Điện mặt trời mái nhà có thể mang lại lợi ích đa chiều về môi trường, kinh tế - xã hội. Thực tế, nhiều mô hình kết hợp điện mặt trời với sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản đã thành công ở nhiều địa phương, tạo ra những mô hình phát điện mặt trời phi tập trung với nhiều ưu thế.

Xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng, tại sao không?

Xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng, tại sao không?

Giá vàng “nhảy múa”, biến động bất thường, càng khiến dư luận đòi hỏi câu trả lời, tại sao không xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng?

Ai đang thao túng và trục lợi từ giá vàng?

Ai đang thao túng và trục lợi từ giá vàng?

Giá vàng càng biến động mạnh, chênh lệch mua vào - bán ra càng lớn, càng tạo nhiều lợi nhuận cho các “nhà cái”. Giải pháp bình ổn bằng cách nhập khẩu vàng hay phá thế độc quyền vàng miếng SJC đều không phải giải pháp căn cơ để bình ổn thị trường vàng mà là điều kiện mang lợi ích cho doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Thăng trầm tỷ phú đô la Việt Nam, tài sản tỷ USD vẫn chưa được xướng tên

Thăng trầm tỷ phú đô la Việt Nam, tài sản tỷ USD vẫn chưa được xướng tên

Tài sản của các tỷ phú có đóng góp lớn của cổ phiếu nắm giữ, do đó tài sản thường biến động liên tục dưới tác động của thị trường. Không thiếu doanh nhân Việt từng cán mốc tài sản 1 tỷ USD nhưng vẫn chưa được bảng xếp hạng thế giới điểm tên.

Xu hướng mới của văn phòng cho thuê để giữ chân khách

Xu hướng mới của văn phòng cho thuê để giữ chân khách

Thị trường văn phòng cho thuê đang ghi nhận xu hướng chuyển dịch về nhu cầu từ phía khách thuê, buộc chủ đầu tư văn phòng thay đổi không chỉ về giá mà còn nhiều yếu tố để giữ chân khách thuê.