Thứ tư, 01/05/2024

Nguyên liệu đầu vào tăng, "ông lớn" F&B tăng giá

28/06/2022 2:10 PM (GMT+7)

Giá xăng tăng, chi phí vận chuyển tăng, giá nguyên liệu đầu vào tăng cao đang gây áp lực lên các chuỗi F&B. Đã có một số hệ thống trà, cà phê, nhà hàng lớn tăng giá.

Ông lớn F&B tăng giá

Hôm 27/6, chuỗi Highlands Coffee gây chú ý vì thông báo tăng giá. Highlands Coffee đang sở hữu khoảng 500 cửa hàng trên toàn quốc. Hai thị trường lớn của thương hiệu này là TP.HCM và Hà Nội được lựa chọn tăng giá đầu tiên, từ 27/6, riêng cửa hàng tại các tỉnh thành khác sẽ tăng từ ngày 1/7.

Theo khảo sát, đồng loạt các cửa hàng thuộc hệ thống Highlands Coffee tại TP.HCM đã đổi bảng giá mới, các cửa hàng tại Hà Nội cũng tương tự.

Nguyên liệu đầu vào tăng, "ông lớn" F&B tăng giá - Ảnh 1.

Hôm 27/6, chuỗi Highlands Coffee thông báo tăng giá. Ảnh: Phúc Minh

Nhóm cà phê phin, ly cỡ vừa, Highlands Coffee tăng 4.000 đồng, từ 35.000 đồng lên 39.000 đồng/ly, cỡ lớn tăng 6.000 đồng lên 45.000 đồng/ly, cỡ nhỏ giữ giá 29.000 đồng. Cà phê espresso đồng loạt tăng 10.000 đồng/ly ở các kích cỡ.

Nhóm sản phẩm trà có mức tăng mạnh nhất. Giá bán các ly trà cỡ nhỏ và vừa đều tăng 6.000 đồng, ly lớn cỡ lớn tăng tới 10.000 đồng, từ 55.000 đồng lên 65.000 đồng/ly.

Phía Highlands Coffee giải thích việc tăng giá là do "tình hình biến động thị trường hiện nay" và mong muốn giữ được và nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm. Thương hiệu này mong nhận được sự thông cảm từ khách hàng về việc tăng giá.

Trước đó, chuỗi Pizza 4P's với 24 chi nhánh trên toàn quốc cũng thông báo điều chỉnh giá bán vì chi phí nguyên vật liệu tăng cao. Theo đại diện thương hiệu này, việc tăng giá do giá nguyên liệu đầu vào tăng, buộc doanh nghiệp phải điều chỉnh giá nhằm đảm bảo chất lượng món ăn cũng như các dịch vụ khác tại hệ thống.

Đơn vị sở hữu 130 nhà hàng kinh doanh các chuỗi thương hiệu Dairy Queen, The Pizza Company, AKA House, Holy Crab, The Coffee Club cũng buộc phải tăng giá một số sản phẩm của nhà hàng vì sức ép giá nguyên vật liệu nhập khẩu tăng cao. Một số chuỗi nhà hàng lẩu, nướng khác tại TP.HCM thời gian qua cũng ghi nhận có điều chỉnh giá, mức tăng khoảng 10% so với giá cũ.

Giá nguyên liệu đầu vào tăng

Kể từ khi nền kinh tế Việt Nam mở cửa trở lại do kiểm soát được dịch Covid-19, các chuỗi F&B đang dần phục hồi. Tuy nhiên, theo các thương hiệu, một trong những áp lực đang đối mặt hiện nay là giá nguyên liệu đầu vào tăng cao. Không chỉ nguyên liệu chính là thực phẩm tươi sống, trà, cà phê tăng giá mà chi phí bao bì, chi phí vận chuyển đều tăng theo.

Nguyên liệu đầu vào tăng, "ông lớn" F&B tăng giá - Ảnh 3.

Giá nguyên liệu đầu vào tăng khiến các chuỗi F&B gặp áp lực về giá vốn bán hàng. Ảnh: Phúc Minh

Đại diện Gong Cha - thương hiệu đang có 40 cửa hàng trên cả nước, nhận định giá xăng tăng liên tục, đến nay đã vượt 32.000 đồng/lít gây áp lực lên nhiều mặt hàng. Thời gian qua, các doanh nghiệp trong ngành F&B đang phải gồng mình trước chi phí đầu vào.

"Nguyên liệu của chúng tôi nhập khẩu 100% nên chịu tác động nhiều về logistics, vận chuyển từ quốc tế rồi đến vận chuyển trong nước, đó là chưa kể giá nguyên liệu tăng, giá bao bì, ly cốc cũng tăng", đại diện Gong Cha nói.

Theo ông, chi phí tăng thêm này gây áp lực lên giá vốn. Doanh nghiệp đang thực hiện cùng lúc nhiều biện pháp để giảm chi phí vận hành.

Tuy nhiên, khi được hỏi, liệu sắp tới có tăng giá hay không, đại diện Gong Cha khẳng định: "Từ nay đến ít nhất hết năm nay, chúng tôi sẽ không tăng giá".

Giải thích thêm về việc này, phía Gong Cha cho rằng sau dịch, sức mua chưa thể phục hồi so với trước, việc tăng giá thời điểm này sẽ gây áp lực cho túi tiền người tiêu dùng, nhất là trong bối cảnh giá nhiều loại hàng hóa thời gian qua đều nhích tăng.

Đại diện The Coffee House cũng xác nhận giá cả nguyên liệu đầu vào tăng khiến doanh nghiệp nào cũng gặp khó. Tuy nhiên, thương hiệu này đang quan tâm nhiều hơn đến bài toán làm thế nào để thu hút trở lại cửa hàng thay vì tăng giá.

"Chúng tôi đang tập trung các biện pháp khiến khách quay lại cửa hàng như ưu tiên ra mắt sản phẩm mới, xây dựng bộ sản phẩm mới, đa dạng nền tảng. Mục tiêu lúc này là khách hàng hình thành thói quen quay lại cửa hàng. Hiện tín hiệu khách trở lại sau dịch cũng đã khá tốt", vị này nói thêm.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Du lịch làm lực đẩy cho bán lẻ hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng

Du lịch làm lực đẩy cho bán lẻ hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng

Nhờ đóng góp của ngành du lịch, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 4 năm nay tăng 2% so với tháng 3 và tăng 9% so với tháng 4/2023, theo Tổng cục Thống kê.

Người sáng lập Ngân hàng ACB qua đời

Người sáng lập Ngân hàng ACB qua đời

Ông Trần Mộng Hùng, nhà sáng lập ACB và Chủ tịch HĐQT đầu tiên của ngân hàng này, vừa mất. Ông Hùng là cha của ông Trần Hùng Huy, Chủ tịch HĐQT ACB hiện nay.

Đây là lĩnh vực hút hơn 3/4 vốn FDI qua 4 tháng

Đây là lĩnh vực hút hơn 3/4 vốn FDI qua 4 tháng

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 4 tháng đầu năm 2024 ước đạt 6,28 tỷ USD, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, một phần lớn được dồn vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.

TP.HCM: Đúng đối tượng mới được mua nhà ở xã hội

TP.HCM: Đúng đối tượng mới được mua nhà ở xã hội

Lãnh đạo TP.HCM yêu cầu các đơn vị phối hợp, tăng cường chế độ hậu kiểm người mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội để hạn chế phát sinh tiêu cực.

TP.HCM đón nhiều khách đến chơi lễ, ngành du lịch phấn chấn

TP.HCM đón nhiều khách đến chơi lễ, ngành du lịch phấn chấn

Dù nắng nóng, lượng khách đến TP.HCM vui chơi dịp lễ 30/4 - 1/5 tăng so với năm ngoái. Các dịch vụ lưu trú, nhà hàng, khách sạn đều ghi nhận kết quả khả quan trong 5 ngày nghỉ lễ.

Bao nhiêu tấn khí LNG đã được nhập khẩu cho ngành điện?

Bao nhiêu tấn khí LNG đã được nhập khẩu cho ngành điện?

Tàu Hoegh Gandria chở gần 60.000 tấn LNG (khí thiên nhiên hóa lỏng) từ Malaysia vừa mới cập bến Kho cảng LNG Thị Vải, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đây là đợt nhập khẩu LNG thứ 3 vào Việt Nam để phục vụ phát điện.