dd/mm/yyyy

Phước Sơn đẩy mạnh phát triển kinh tế để giảm nghèo

Là huyện miền núi, điều kiện phát triển kinh tế còn nhiều khó khăn, song những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Phước Sơn (Quảng Nam) luôn nêu cao truyền thống đoàn kết, vượt qua khó khăn, tranh thủ các nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất để nâng cao thu nhập cho nông dân.

Chú trọng phát triển kinh tế để giảm nghèo

Ông Nguyễn Quảng - Phó Chủ tịch UBND huyện Phước Sơn cho biết, là một trong 3 huyện nghèo của tỉnh Quảng Nam, có tới 70% dân số là người dân tộc thiểu số, người dân chủ yếu sống bằng sản xuất nông nghiệp. Để xóa nghèo và nâng cao thu nhập cho người dân, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Phước Sơn đã chú trọng phát triển các loại cây cao su, keo,… đầu tư nuôi trâu (2.900.000 con), bò (4.900.000 con), heo (3.800.000 con), gà… Nhiều mô hình kinh tế đã giúp hàng ngàn hộ thoát nghèo bền vững.

Phước Sơn sẽ khuyến khích phát triển chăn nuôi theo hướng hộ gia đình để tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo. Đại Nghĩa
Phước Sơn sẽ khuyến khích phát triển chăn nuôi theo hướng hộ gia đình để tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo. Đại Nghĩa

“Nhờ chú trọng phát triển kinh tế, từ một huyện có hộ nghèo cao của tỉnh, hiện bình quân tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 7%/năm, thu nhập người dân tăng đáng kể” - ông Quảng chia sẻ.

Theo ông Nguyễn Văn Thanh, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Phước Sơn, nhờ khuyến khích phát triển kinh tế rừng với diện tích 850.000ha, phát triển cây cao su gần 700ha nên nhiều người dân trên địa bàn đã có đời sống sung túc hơn. Huyện sẽ tiếp tục khuyến khích và nhân rộng các mô hình này trong thời gian tới.

Tiếp tục đầu tư hạ tầng

Ông Nguyễn Quảng cho biết thêm, bện cạnh việc chăm lo phát triển kinh tế để giảm nghèo, thời gian qua huyện Phước Sơn đã chú trong đầu tư cơ sở hạ tầng, nhất là đường giao thông, các công trình phúc lợi, trạm y tế…Bình quân mỗi năm, từ các nguồn lực tại chỗ, vốn ngân sách, lồng ghép các chương trình, dự án khác, huyện Phước Sơn đã đầu tư bình quân 150 tỉ đồng cho hạ tầng thiết yếu, từ đó tác động tích cực đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Ông Quảng chia sẻ thêm, sau 7 năm triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới, đến nay bình quân mỗi xã đạt trên 7 tiêu chí, xã đạt cao nhất 10 tiêu chí, xã thấp nhất 6 tiêu chí.

Tiến độ hoàn thành xây dựng nông thôn mới theo lộ trình của Chính phủ là năm 2020, đối với Phước Sơn là một thử thách, khó khăn cần phải nỗ lực hết mình để vượt qua. Theo đó, Phước Sơn sẽ đẩy mạnh khai hoang ruộng lúa nước, gắn với phục hóa để mở rộng diện tích canh tác, đẩy mạnh các ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Chú trọng phát triển nhanh đàn gia súc, nhất là đàn trâu, bò, đến năm 2020 đạt trên 25.000 con; quan tâm phát triển đàn gia cầm, nuôi gà thả vườn, ngan Pháp…

Tiếp tục tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng chống phá rừng làm nương rẫy; thực hiện tốt chủ trương giao đất lâm nghiệp cho cộng đồng dân cư quản lý; tập trung chỉ đạo trồng rừng gỗ lớn (keo lai) và phát triển cây dược liệu để nâng cao kinh tế cho nhân dân. Thành lập và phát triển các tổ đội sản xuất, khôi phục các làng nghề truyền thống như đan lát mây, tre, dệt thổ cẩm, nuôi mật ong...để tạo việc làm cho lao động nông thôn.

Đại Nghĩa – Trần Hậu