Tuy nhiên, đây là lúc câu chuyện quy hoạch sản phẩm nông nghiệp và thị trường tiêu thụ trên địa bàn phường được đặt ra.
Vài năm trở lại đây, khi nghề muối bấp bênh, không ít hộ đã chuyển hẳn sang nuôi tôm.
Ông Hùng cho biết: “Lúc đó, vì đòi hỏi bức bách về kinh tế gia đình nên phải nghĩ cách để đất đai sinh lợi, nên mới nghĩ đến mô hình nuôi tôm luân canh. Về sau, con tôm mang lại lợi nhuận cao hơn hẳn nghề muối. Mình đành chuyển đổi nghề sang nuôi tôm”.
Đến năm 2018, ông Hùng thậm chí còn đầu tư nuôi tôm sú theo hướng ứng dụng công nghệ cao (áp dụng quy trình lắng lọc nước hiện đại, lót bạt nền ao, lắp đặt hệ thống mái che, máy sục khí, quạt...).
Ông Hùng đã “rót” hơn 1 tỷ đồng đầu tư trên diện tích 1,5ha ao nuôi tôm và đạt hiệu quả mỹ mãn. “Tôi đang nuôi 3 vụ tôm/năm, sản lượng trung bình đạt trên 16 tấn, sau khi trừ chi phí mỗi năm gia đình lãi gần 1 tỷ đồng/năm”, ông Hùng chia sẻ.
Sau 5 năm chuyển nghề, nhờ xử lý tốt các khâu từ nền ao, con giống, nguồn nước, kỹ thuật chăm sóc… đến nay, mỗi năm ông Bạch sản xuất đều đặn 2 vụ tôm, sản lượng trung bình khoảng 9 tấn. Với giá bán tôm thẻ chân trắng từ 80-140 ngàn đồng/kg (tùy loại), sau khi trừ các chi phí, ông lãi khoảng 200 triệu đồng/năm.
Hiện nay, toàn phường 12 có khoảng 20 hộ chuyển hoàn toàn từ nghề muối sang nuôi tôm; trong đó, có 8 hộ đã đầu tư nuôi tôm công nghệ cao.
Nhờ làm tốt các khâu này mà hiện nay, nhiều nông dân ở phường 12, TP Vũng Tàu nuôi tôm trên ruộng muối đạt năng suất, chất lượng cao.
“Chuyển đổi mô hình sản xuất là đòi hỏi tự thân, xuất phát từ cuộc sống của người nông dân. Bước đầu, việc chuyển đổi đã góp phần nâng cao thu nhập cho các hộ gia đình. Tuy nhiên, nghề nuôi tôm từ trước đến nay vốn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Hơn nữa, chúng tôi cũng rất lo ngại khi người dân chuyển đổi đồng loạt, năng suất cao hơn, thì việc tìm đầu ra cho sản phẩm lại trở nên nan giải. Do đó, người nông dân cũng phải chủ động tìm hiểu nhu cầu thị trường để có lựa chọn đầu tư phù hợp”, ông Trịnh Văn Sâm nói.