Các nhà nghiên cứu hóa thạch của loài khủng long ở Bắc Mỹ đã ước tính số lượng con khủng long T.rex đi lang thang trên lục địa trong kỷ Phấn trắng cách đây 145,5 đến 66 triệu năm. Nghiên cứu tập trung vào cách con khủng long lớn lên và tìm kiếm thức ăn, để xác định số lượng T.rex có thể tồn tại cùng một lúc. Các nhà cổ sinh vật học từ Đại học California, Berkeley, sau đó đã đưa nghiên cứu của họ sang bước tiếp theo, bằng cách ước tính số lượng T.rex có thể đã tồn tại trong vài triệu năm.
Theo các chuyên gia về khủng long, khoảng 20.000 con T.rex trưởng thành có khả năng sống cùng một lúc. Và trong 2,5 triệu năm T.rex sinh sống, các nhà cổ sinh vật học tin rằng có tới 2,5 tỷ cá thể đã sống và chết đi. Khu vực sống của Khủng long bạo chúa ngày nay là phía tây Bắc Mỹ, khi đó nó là một lục địa đảo có tên Laramidia. Con quái vật ghê gớm cao tới 20ft (6,1m) và đã được Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Luân Đôn mô tả là "động vật ăn thịt tối thượng". Bảo tàng cho biết: "Khủng long bạo chúa nổi tiếng là một trong những loài động vật đáng sợ nhất mọi thời đại. Bộ hàm mạnh mẽ của nó có 60 chiếc răng, mỗi chiếc dài tới 20cm (8 inch) và sức cắn của nó mạnh gấp ba lần so với sư tử. Các vết cắn được tìm thấy trên xương hóa thạch của Triceratops và Edmontosaurus cho thấy rằng Khủng long bạo chúa có thể cắn xuyên qua xương." Và đúng như vậy, tên của con khủng long bắt nguồn từ các từ tiếng Latinh có nghĩa là bạo chúa, thằn lằn và vua. Công trình nghiên cứu của Bervered đã vẽ nên một bức tranh đáng sợ của Bắc Mỹ trong thời tiền sử này.
Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể ước tính được số lượng quần thể của các loài động vật đã tuyệt chủng từ lâu. Và kỳ lạ thay, nghiên cứu mới xuất hiện một cách tình cờ. Charles Marshall, giáo sư UC Berkeley và giám đốc Bảo tàng Cổ sinh vật học của Đại học California, giải thích: "Theo một cách nào đó, dự án mới bắt đầu trong chớp mắt. Khi tôi cầm một hóa thạch trong tay, tôi không thể không tự hỏi bản thân về khả năng rằng chính con thú này đã sống cách đây hàng triệu năm, và ở đây tôi đang nắm giữ một phần bộ xương của nó - có vẻ như không thể tin được!"
Tất nhiên, có nhiều điều không thực sự đúng trong các ước tính của chuyên gia. Ví dụ, con số 20.000 T.rex trưởng thành chỉ có xác suất 95%. Nói cách khác, có 95% khả năng số lượng T.rex thực sự nằm trong khoảng từ 1.300 đến 328.000 con trưởng thành cùng một lúc. Trong 2,5 triệu năm, con số này có thể tăng thêm từ 140 triệu đến 42 tỷ con khủng long. Giáo sư Marshall cho biết: "Trong nghiên cứu của mình, chúng tôi tập trung vào việc phát triển các ràng buộc mạnh mẽ đối với các biến số mà chúng tôi cần để thực hiện tính toán của mình, thay vì tập trung vào việc đưa ra các ước tính tốt nhất."
Đối với nghiên cứu sử dụng mô phỏng trên máy tính Monte Carlo, nhà cổ sinh vật học đã so sánh T.rex với động vật ăn thịt như sư tử và rồng Komodo. Chìa khóa là tìm ra mối quan hệ giữa khối lượng cơ thể của khủng long và mật độ của chúng. Các nhà nghiên cứu ước tính T.rex đạt đến độ tuổi trưởng thành khi 15,5 tuổi và mỗi thế hệ kéo dài khoảng 19 năm. Giáo sư Marshall nói: "Theo một cách nào đó, đây là một bài tập về cổ sinh vật học mà qua đó chúng ta có thể biết được số lượng của chúng. Thật ngạc nhiên khi chúng ta thực sự biết được có tất ca bao nhiêu con khủng. Kiến thức của chúng tôi về T.rex đã mở rộng rất nhiều trong vài thập kỷ qua nhờ có nhiều hóa thạch hơn, nhiều cách phân tích hơn và cách tích hợp thông tin tốt hơn qua nhiều hóa thạch đã biết".