Vì thế, các nhà khoa học đã thực hiện dự án AlpAlga để nghiên cứu chi tiết về hiện tượng này. Cụ thể, từ mùa đông qua mùa xuân, dãy núi Alps của Pháp được bao bọc trong tuyết trắng. Nhưng khi mùa xuân chuyển sang mùa hè, những sông băng bắt đầu ửng hồng. Người ta thấy tuyết có màu đỏ đậm, cam đất hoặc hồng chanh.
Các nhà khoa học gọi hiện tượng sông băng chuyển từ trắng sang đỏ là "máu sông băng". Còn khách du lịch đôi khi gọi là "tuyết dưa hấu". Các nhà khoa học cho biết hiện tượng máu sông băng là do một sinh vật bí ẩn gây ra.
Sinh vật được tìm thấy trên sông băng thường sống ở đại dương, sông và hồ, nhưng các nhà khoa học sẽ tìm lý do tại sao sinh vật này lại có mặt ở sông băng.
Theo Eric Marshall, điều phối viên của dự án Alpealga, loài sinh vật bí ẩn đã "xâm chiếm" sông băng là một loại vi tảo. Nó chui vào sông băng nhờ nước sau đó, do sự thay đổi môi trường và nhiệt độ, nó nở hoa, tạo ra màu đỏ trên sông băng.
Việc tảo nở hoa được xemlà “dấu hiệu tiềm ẩn của biến đổi khí hậu”. Thực tế, các loài tảo khác nhau tạo ra màu đỏ, cam hoặc tím được tìm thấy ở các dãy núi trên khắp thế giới, không chỉ bao gồm Alps mà còn cả Rockies và thậm chí cả Greenland và Nam Cực.
Các nhà nghiên cứu từ lâu đã nghi ngờ rằng, biến đổi khí hậu khiến tuyết tan nhiều hơn đang tạo điều kiện lý tưởng cho loài tảo này nở hoa, dẫn đến sự gia tăng hiện tượng tuyết dưa hấu hay máu sông băng.
Adeline Stewart, tác giả của nghiên cứu cho biết, nhờ khả năng quang hợp của chúng, tảo tạo ra một lượng lớn oxy trên thế giới và tạo thành nền tảng của hầu hết các lưới thức ăn.
Đặc biệt là, các sắc tố như đỏ, hồng hoặc tím vốn giúp bảo vệ tảo khỏi tia cực tím lại hấp thụ nhiều ánh sáng mặt trời hơn, khiến lớp tuyết bên dưới tan nhanh hơn. Điều này có thể thay đổi động lực học của hệ sinh thái và khiến các sông băng bị thu hẹp nhanh hơn.