Các đảng viên Đảng Dân chủ và Cộng hòa trong Tiểu ban Chống độc quyền Hạ viện Mỹ vừa công bố một gói dự luật chống độc quyền nhắm vào 4 gã khổng lồ công nghệ: Amazon, Apple, Facebook và Google. Nếu được thông qua, đạo luật này có thể có tác động đáng kể đến ngành, thậm chí bật đèn xanh cho Bộ Tư pháp Mỹ về việc chia tay các công ty lớn.
Một dự luật, hay Đạo luật về độc quyền nền tảng sẽ cấm các nền tảng thống trị sở hữu các ngành nghề kinh doanh khác nhau gây ra xung đột lợi ích, cũng như cạnh tranh công bằng ở các đối thủ cũng như người tiêu dùng. Nói cách khác, một công ty không thể kiểm soát quá nhiều ngành nghề kinh doanh mang lại cho họ lợi thế cạnh tranh không công bằng, trước các đối thủ cạnh tranh nhỏ lẻ khác ở Mỹ.
Trong phần tóm tắt về luật, các đảng viên Đảng Dân chủ và Cộng hòa trong Tiểu ban Chống độc quyền Hạ viện Mỹ đưa ra một ví dụ có liên quan rõ ràng đến Google và YouTube. Tóm tắt cho biết, một công cụ tìm kiếm không thể sở hữu một dịch vụ video mà họ lại đưa các ưu đãi để ưu tiên trong kết quả tìm kiếm của họ. Dự luật được soạn bởi Dân biểu Pramila Jayapal (D-Wash.) và đồng tài trợ bởi Dân biểu Lance Gooden (R-Texas).
Tương tự, đạo luật trực tuyến đề cập về sự lựa chọn và đổi mới của Mỹ cấm các nền tảng thống trị sử dụng sức mạnh thị trường của họ để tạo lợi thế không công bằng cho sản phẩm của chính họ. Đạo luật cũng cấm một số hành vi phân biệt đối xử - bản tóm tắt của luật đưa ra ví dụ về một công ty thống trị ngăn cản các công ty nhỏ hơn giao tiếp với khách hàng của họ. Dự luật này được tài trợ bởi chủ tịch tiểu ban, Hạ nghị sĩ David Cicilline (DR.I.), và đồng tài trợ bởi Gooden.
Tiếp theo đó, Đạo luật Cơ hội và Cạnh tranh Nền tảng nhằm vào các công ty lớn đang tìm cách mua lại các đối thủ nhỏ hơn. Luật cũng cấm mua lại khi cho rằng đối thủ là các mối đe dọa cạnh tranh, hay có ý đồ độc chiếm muốn giành lấy sức mạnh thị trường của các nền tảng trực tuyến. Đạo luật này đề ra bởi Hạ sĩ Hakeem Jeffries (DN.Y.) và đồng tài trợ bởi Hạ nghị sĩ Ken Buck (R-Colo.), Đảng viên Cộng hòa hàng đầu trong tiểu ban.
Cuối cùng, Đạo luật hiện đại hóa phí nộp hồ sơ sáp nhập yêu cầu phải tăng phí nộp hồ sơ cho các vụ sáp nhập. Số tiền thu được sẽ giúp tài trợ cho các nỗ lực thực thi chống độc quyền tại Bộ Tư pháp và Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ. Theo Văn phòng Ngân sách Quốc hội, luật có thể tăng 135 triệu USD doanh thu phí nộp hồ sơ sáp nhập mới chỉ trong một năm tới, tăng 50% tổng số phí nộp hồ sơ thu được vào năm 2020. Dự luật này được đề ra bởi Hạ nghị sĩ Joe Neguse (D-Colo.) và đồng tài trợ bởi Hạ nghị sĩ Victoria Spartz (R-Ind.).
Chủ tịch hội đồng, Hạ nghị sĩ David Cicilline (DR.I.) cho biết trong một tuyên bố rằng: "Ngay bây giờ, các công ty độc quyền công nghệ không được kiểm soát có quá nhiều quyền lực đối với nền kinh tế của chúng ta. Họ đang ở một vị trí độc nhất để chọn người thắng và người thua, tiêu diệt các doanh nghiệp nhỏ, tăng giá đối với người tiêu dùng".