Dân Việt

Tân Tổng thống Iran sẽ khiến ông Biden đau đầu vì điều này

Minh Nhật 22/06/2021 12:10 GMT+7
Iran vừa bầu ra một Tổng thống mới, có nghĩa là Tổng thống Mỹ Joe Biden phải đối mặt với một tình thế khó xử mới.
Tân Tổng thống Iran sẽ khiến ông Biden đau đầu vì điều này - Ảnh 1.

Tân Tổng thống Iran Ebrahim Raisi,

Ông Ebrahim Raisi, 60 tuổi, người vừa giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống ở Iran nổi tiếng là một chính trị gia Iran cứng rắn, bảo thủ. 

Ông Raisi là một giáo sĩ có kinh nghiệm lâu năm trong chế độ Iran và đã bị chính quyền của cựu Tổng thống Donald Trump áp đặt các biện pháp trừng phạt. 

Giờ đây, Tổng thống Biden và các trợ lý hàng đầu, dẫn đầu là đặc phái viên của Mỹ về Iran Robert Malley, đang phải đối mặt với áp lực về việc có nên dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Raisi hay không khi họ đều hướng đến việc đàm phán với Iran để khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015.

Các nhà phân tích và các cựu quan chức Mỹ ở Washington nói rằng, ông Biden không nên dỡ bỏ các lệnh trừng phạt mà chính quyền Trump đã áp đặt lên Raisi với lý do vi phạm nhân quyền. 


Tuy nhiên, các quan chức Iran đang ám chỉ rằng, việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt cần phải nằm trong số những điều kiện tiên quyết để thỏa thuận hạt nhân được phục hồi.


Đây là một vấn đề còn bỏ ngõ khi các cuộc đàm phán hạt nhân với Iran vừa kết thúc vòng thứ 6 vào cuối tuần này. 


Các cuộc thảo luận chủ yếu diễn ra ở Vienna, trong đó, các quan chức châu Âu đóng vai trò là cầu nối cho phái đoàn từ Iran và Mỹ vì hai nước không có quan hệ ngoại giao chính thức và không trực tiếp đàm phán với nhau.


Các quan chức nói rằng các cuộc đàm phán đang có tiến triển, nhưng không ai dám dự đoán chắc chắn rằng, một giải pháp sắp được các bên đưa ra. Và việc ông Raisi được bầu làm Tổng thống Iran mới đây có thể làm phức tạp thêm các cuộc đàm phán.


“Có ít (sự khác biệt) còn lại hơn, nhưng hầu như theo nghĩa, sự khác biệt còn lại là khó giải quyết nhất", một quan chức Mỹ giấu tên hiểu rõ vấn đề chia sẻ.


Các nhà ngoại giao cấp cao từ Anh, Pháp và Đức trong một tuyên bố hôm Chủ nhật 20/6 đang ra sức kêu gọi tất cả các bên “quay trở lại Vienna và sẵn sàng ký kết một thỏa thuận”.


Các nhà ngoại giao cũng đang theo dõi chặt chẽ các cuộc đàm phán giữa Iran và Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế, cơ quan giám sát hạt nhân của Liên Hợp Quốc, về việc gia hạn thỏa thuận thanh tra tạm thời sẽ hết hạn vào thứ Năm tới (24/6).


Trong số các quan chức Mỹ, có một số người tin tưởng rằng việc ông Raisi đắc cử không phải là trở ngại không thể vượt qua để khôi phục thỏa thuận năm 2015. Raisi thực tế đã tuyên bố rằng ông sẽ ký lại thỏa thuận hạt nhân. Nhưng các nhà đàm phán ở Vienna đang lo ngại khả năng ông Raisi có thể cố gắng tạo dấu ấn sớm bằng cách đưa ra thêm các yêu cầu vào cuộc đàm phán.


Hôm thứ Hai 21/6, Raisi đã tổ chức một cuộc họp báo trong đó yêu cầu Mỹ "dỡ bỏ tất cả các lệnh trừng phạt áp bức nhắm vào Iran". Ông cũng cho biết chương trình tên lửa đạn đạo của Iran là "không thể thương lượng" và loại trừ các giới hạn đối với sự hỗ trợ của Iran cho các lực lượng dân quân bên ngoài biên giới của nước này.