Theo 765news, trận Quan Độ diễn ra vào năm 200 là một trong những trận chiến quan trọng nhất thời Tam quốc. Đây là trận đánh giữa Tào Tháo và Viên Thiệu - 2 thế lực quân sự mạnh nhất trong thời kì tiền Tam Quốc.
Chính trận đánh này, Cao Lãm - lúc này còn phục vụ dưới trướng của Viên Thiệu đã phô diễn được tài năng của mình khiến Tào Tháo tán thưởng, muốn chiêu hàng.
Cao Lãm được mô tả là có sức mạnh hơn người, từng đánh ngang tài ngang sức với Hứa Chử dưới trướng Tào Tháo. Phải biết rằng, Hứa Chủ là công thần khai quốc nhà Tào Ngụy, vốn là tướng thân cận chuyên trách bảo vệ Tào Tháo, nổi tiếng không chỉ với sức khỏe phi thường mà còn với sự trung thành, tận tụy, hết lòng vì chủ.
Để ngồi được vào vị trí là tướng bảo vệ Tào Tháo hoàn toàn không phải người thường. Hơn nữa, người tài dưới trướng Tào Tháo cũng rất nhiều, mà Hứa Chủ lại được giao trọng trách bảo vệ quân chủ đủ thấy Tào Tháo rất tin tưởng vào thực lực của Hứa Chủ.
Nói vậy để thấy rằng, Cao Lãm có thể đánh ngang tài ngang sức với Hứa Chủ thì năng lực đủ để liệt vào bậc kiệt xuất trong thiên hạ.
Ngoài ra, Cao Lãm cũng "cân" được một mãnh tướng nổi tiếng khác của Tào Tháo là Từ Hoảng. Trong suốt binh nghiệp của mình, Từ Hoảng luôn thể hiện tài năng quân sự xuất sắc, lập được nhiều chiến công, nổi bật nhất là việc đánh bại Quan Vũ trong trận chiến Phàn Thành.
Thậm chí, sử gia Trần Thọ, tác giả của Tam quốc chí còn xếp Từ Hoảng vào hàng 5 võ tướng dũng mãnh nhất của nước Ngụy, cùng với Nhạc Tiến, Trương Cáp, Trương Liêu và Vu Cấm. Từ Hoảng thậm chí được hậu thế đánh giá là võ tướng giỏi nhất của Tào Tháo.
Thế nhưng khi giao đấu, Cao Lãm đánh ngang tay, tỏ ra ngang sức ngang tài với Từ Hoảng. Như vậy đủ thấy, Cao Lãm dũng mãnh, thiện chiến thế nào.
Khi còn dưới trướng Viên Thiệu, Cao Lãm cũng như Trương Cáp, không được trọng dụng, còn bị kẻ tiểu nhân Quách Đồ gièm pha. Viên Thiệu hoài nghi và muốn hãm hại Cao Lãm, vì thế, ông cùng Trương Cáp đã dẫn quân tới đầu hàng Tào Tháo. Tào Tháo một lúc được 2 mãnh tướng của Viên Thiệu thì vô cùng mừng rỡ. Cao Lãm được phong làm Thiên tướng quân tước Đông Lai hầu.
Sau khi đầu quân dưới trướng Tào Tháo, Cao Lãm còn từng so tài cao thấp với Trương Phi - một trong "Ngũ hổ tướng" của Thục Hán. Trong trận Trường Bản diễn ra vào năm 208, Cao Lãm được mô tả, tay cầm cán búa nặng trăm cân, gần gấp đôi Trương Phi. Cả 2 vị mãnh tướng lao vào nhau, vung binh khí về phía đối phương.
Khi Lưu Bị khởi binh ở Nhữ Nam, Cao Lãm theo đại tướng Hạ Hầu Uyên dẫn quân trấn áp. Cao Lãm chiếm được thành, truy sát Lưu Bị. Lưu Tích liều mình cứu giúp, bị Cao Lãm đâm chết.
Tuy nhiên, khi Triệu Vân tới ứng cứu Lưu Bị, Cao Lãm liền bị Triệu Vân dùng 1 kích đâm chết ngay trên chiến trường trong phút chốc.
Triệu Vân cũng nổi tiếng là dũng tướng có sức mạnh phi thường, có thể nói chỉ xếp sau Lã Bố về sức mạnh. Nhưng Cao Lãm cũng không phải hạng tầm thường, lẽ ra phải đánh được với Triệu Vân mấy chục hiệp nhưng lại bị Triệu Vân đâm chết ngay tức khắc. Triệu Vân thực sự giỏi đến mức như vậy sao?
Thực ra, có hai nguyên nhân chính dẫn đến việc Cao Lãm bị Triệu Vân đâm chết dễ dàng như vậy. Nguyên nhân đầu tiên là do Cao Lãm đã dồn Lưu Bị vào ngõ cụt, nên tin rằng Lưu Bị sẽ không còn cơ hội chạy thoát. Vì vậy, Cao Lãm đương nhiên thả lỏng cảnh giác.
Lúc này Lưu Bị cũng liều chết phá vòng vây nhưng trong mắt Cao Lãm, Lưu Bị chỉ là đang giãy chết, cho nên ông ta thả lỏng cảnh giác.
Nhưng không ngờ mãnh tướng Triệu Vân của Lưu Bị lại xuất hiện chớp nhoáng từ phía sau, vì sơ suất nên Cao Lãm chuốc lấy hậu quả bị đâm chết chỉ bằng 1 kích.
Lý do thứ 2 đơn giản chính là bản lĩnh của Triệu Vân quá siêu phàm. Triệu Vân sức mạnh hơn người, võ công cao cường, lúc tấn công kẻ địch lại tự nhiên đánh trúng trọng điểm, mà Cao Lãm không có chút phòng bị nào nên phải chết dưới tay Triệu Vân.