Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Theo 765news, nhắc đến những nhân tài kiệt xuất mà Gia Cát Lượng coi trọng, nổi tiếng nhất phải kể đến Triệu Vân, Khương Duy, Mã Đại, Ngụy Diên và Dương Nghị...
Tuy nhiên, Gia Cát Lượng cũng rất trọng dụng và đặt nhiều kỳ vọng vào các thế hệ tướng trẻ đời thứ 2 của Thục Hán, bao gồm Trương Bào - con trai Trương Phi và Quan Hưng, con trai Quan Vũ.
Vào đêm trước cuộc Bắc phạt Tào Ngụy lần thứ ba, Gia Cát Lượng nhận tin Triệu Vân qua đời. Dù đau lòng rơi lệ và cảm thán rằng: "Tử Long (Triệu Vân) mất đi, quốc gia mất đi một người tài, ta cũng mất đi một cánh tay phải" nhưng Gia Cát Lượng cũng không thể hiện nhiều quá đau thương.
Theo đó, dù mất đi một lão tướng lão luyện, thì ngày hôm sau, Gia Cát Lượng vẫn giữ vững niềm tin để dẫn dắt binh lính tiếp tục cuộc Bắc phạt diệt Tào Ngụy. Nguyên nhân là bởi tuổi của Triệu Vân lúc này đã cao, qua đời theo quy luật tự nhiên, không thể kháng cự. Đối với chuyện này, trong lòng Gia Cát Lượng sớm đã có dự liệu từ trước.
Tuy nhiên, khi hay tin người này qua đời, Gia Cát Lượng đã sốc đến mức thổ huyết và ngất lịm vì cái chết của người đó dường như khiến Gia Cát Lượng biết rằng, đại nghiệp Bắc phạt diệt Tào Ngụy không thể hoàn thành trong tay mình. Vậy người này là ai?
Theo 765news, đó là Quan Hưng, tên tự là An Quốc - con trai thứ của Quan Vũ. Quan Hưng từ nhỏ đã bộc lộ tố chất tài năng hơn người nên được Thừa tướng Gia Cát Lượng vô cùng coi trọng, mới hơn 20 tuổi đã làm quan đến Thị trung, trở thành trọng thần của triều đình.
Khi Gia Cát Lượng tiến hành Bắc phạt, Quan Hưng được đề bạt làm Trung giám quân, quản lý việc quân ở Hán Trung.
Quan Hưng chỉ đứng sau đại tướng Ngụy Diên trong thế hệ các tướng đời thứ 2 của Thục Hán. Ngay cả Trương Bào - con trai cả của Trương Phi cũng được cho là vẫn đứng sau Quan Hưng. Kỹ năng bắn cung của Quan Hưng được xếp vào hàng bậc nhất thời Tam quốc, có thể sánh ngang với những bậc tiền bối nổi tiếng với kỹ thuật bắn cung tuyệt đỉnh như Hoàng Trung, Thái Sử Từ, Lã Bố...
Tương truyền, sau cái chết của Quan Vũ và Trương Phi, Quan Hưng đã trổ tài thi thố với Trương Bào, con trai của Trương Phi để tranh nhau vị trí tiên phong trong đội quân tấn công Đông Ngô để trả thù cho cha của họ. Trận tỉ thí giữa 2 người này đã gây chấn động toàn bộ nước Thục Hán.
Theo đó, Trương Bào và Quan Hưng đã thi bắn ngỗng trời. Trương Bào bắn trước, trúng 1 con ngỗng trời. Quan Hưng liền nói rằng, mình sẽ bắn con ngỗng thứ 3 trong số những con ngỗng đang bay và sẽ nhận thua nếu bắn nhầm. Kết quả là, Quan Hưng bắn trúng, con ngỗng trời thứ 3 đang bay trúng tên rơi xuống đất khiến Trương Bào sốc đến mức chết lặng.
Phải biết rằng, bắn 1 mục tiêu di động trên mặt đất đã khó, bắn một mục tiêu đang bay trên trời lại càng khó hơn. Hơn nữa, đã nói là sẽ chỉ bắn con ngỗng thứ 3 đang bay, thì có bắn trúng con ngỗng thứ 4 đang bay cũng sẽ thua cuộc. Những điều đó đã cho thấy rằng kỹ năng bắn cung của Quan Hưng thuộc vào hàng siêu đỉnh, hiếm ai có thể vượt qua.
Một Quan Hưng tài giỏi như vậy, nên khi nghe tin ông bệnh rồi qua đời khi đang ở đỉnh cao sự nghiệp, thừa tướng Gia Cát Lượng đã sốc đến mức nôn ra máu, ngất lịm. Sau khi Gia Cát Lượng tỉnh dậy, các tướng sĩ phải hết sức an ủi, Gia Cát Lượng mới cảm thán rằng: "Ta đã mất hết các lão tướng rồi, giờ lại thiếu đi một tướng quân nữa".
Theo 765news, cái chết của Quan Hưng khi đó có nghĩa là Thục Hán đã mất đi một danh tướng đời thứ hai vô cùng tài giỏi với kỹ thuật bắn cung thượng thừa. Điều này thực sự khiến Gia Cát Lượng bắt đầu bi quan vào cuộc Bắc phạt và có thể đã dự đoán được rằng đại nghiệp Bắc phạt diệt Ngụy không thể hoàn thành trong tay mình.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.