Thông tin danh sách các tỉnh mở lại xe khách liên tỉnh được bạn đọc tại nhiều địa phương rất quan tâm.
Anh Phạm Bá Huy (29 tuổi, Nghệ An) cho biết, hiện tại đang công tác tại Hà Nội, do bị "mắc kẹt" tại Thủ đô quá lâu, quãng đường về quê xa, không thể đi xe máy nên muốn tìm hiểu việc hoạt động trở lại của xe khác liên tỉnh.
"Sau khi các tỉnh công bố thông tin cấp độ dịch, tôi cũng như nhiều người khác mong đợi thông tin tin liên quan đến việc danh sách các tỉnh mở lại xe khách liên tỉnh để thuận lợi cho việc về quê.
Nay nhà cũng có việc nhưng đi xe máy thì mình không dám, phải di chuyển qua nhiều tỉnh khác như Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa vừa nguy hiểm, vừa lo lắng về khả năng an toàn do dịch Covid-19.
Không biết xe khách liên tỉnh đã mở chưa, người dân đi lại cần những giấy tờ gì?", anh Huy băn khoăn.
Theo đó, trong văn bản số 10971 /BC-BGTVT ban hành ngày 18/10 của Bộ Giao thông Vận tải đã thông tin đầy đủ về việc đánh giá về tình hình tổ chức hoạt động vận tải hành khách của các lĩnh vực đường bộ, đường sắt, hàng không đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19.
Nội dung văn bản nếu rõ, đối với vận tải đường bộ, trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của Tổng cục ĐBVN đến 63 Sở GTVT và theo báo cáo của các Sở GTVT đến thời điểm hiện tại, cho thấy 48 địa phương đã được UBND tỉnh đồng ý cho thực hiện khôi phục hoạt động tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh bằng xe ô tô; 15 địa phương Sở GTVT đã báo cáo UBND tỉnh kế hoạch khôi phục lại tuyến; 38 địa phương đã tổ chức khai thác với tổng số tuyến đăng ký: 793; số tuyến thực chạy: 588; số chuyến đăng ký hoạt động/ngày: 1970; số chuyến hoạt động thực tế: 1037; số xe hoạt động: 944; số khách vận chuyển: 5641.
Văn bản này cập nhật đầy đủ danh sách các tỉnh mở lại xe khách liên tỉnh như sau:
1 Hà Nội;
2 Hải Phòng;
3 Nghệ An;
4 Điện Biên;
5 Đà Nẵng;
6 TP HCM;
7 Long An;
8 Đắk Nông;
9 Phú Thọ;
10 Phú Yên;
11 Lai Châu;
12 KonTum;
13 Đồng Nai;
14 Bắc Giang;
15 Quảng Bình;
16 Quảng Trị;
17 Ninh Bình;
18 Vĩnh Long;
19 Thanh Hóa;
20 Lào Cai;
21 Thái Bình;
22 Thái Nguyên;
23 Hòa Bình;
24 Tuyên Quang;
25 Đắk Lắc;
26 Nam Định;
27 Bình Dương;
28 Hưng Yên;
29 Tây Ninh;
30 Bà Rịa Vũng Tàu;
31 Hà Giang;
32 Gia Lai;
33 Đồng Tháp;
34 Lâm Đồng;
35 Bắc Ninh;
36 Cao Bằng;
37 Bắc Cạn;
38 Quảng Nam;
39 Hà Nam;
40 Lạng Sơn;
41 Sơn La;
42 Quảng Ngãi;
43 Vĩnh Phúc;
44 Yên Bái;
45 Bình Thuận;
46 Bình Định;
47 Hà Tĩnh;
48 Khánh Hòa.
Một số quy định tại văn bản số 1812/QĐ-BGTVT ban hành ngày 16/10 của Bộ Giao thông Vận tải về việc "Hướng dẫn tạm thời về tổ chức hoạt động vận tải..."
Cụ thể, đối với đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô:
1. Xây dựng và triển khai phương án tổ chức vận tải bảo đảm tuân thủ quy định về kinh doanh, điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và quy định về phòng, chống dịch Covid-19; nắm bắt thông tin về luồng tuyến, hành trình, cấp dịch do địa phương công bố; công bố công khai các yêu cầu vận chuyển đối với hành khách theo quy định tại khoản 2 Mục I Phần 2 của hướng dẫn tạm thời này;
b) Bố trí lái xe, nhân viên phục vụ trên xe đáp ứng các yêu cầu nêu tại khoản 4 Mục II Phần 2 hướng dẫn tạm thời này;
c) Bố trí phương tiện đảm bảo các yêu cầu về phòng, chống dịch Covid-19 như trang bị dung dịch sát khuẩn tay, khẩu trang y tế; vệ sinh, khử khuẩn phương tiện sau mỗi chuyến đi (chỉ thực hiện khi đi từ hoặc đi qua địa bàn có dịch ở cấp 3, cấp 4);
d) Yêu cầu lái xe chạy đúng hành trình và chỉ dừng, đỗ dọc đường (ăn uống, vệ sinh) và đón, trả khách tại các địa điểm theo quy định;
đ) Trường hợp có hành khách đi từ địa bàn có dịch ở cấp 4: lập danh sách hành khách đi xe theo phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này; giao cho lái xe, nhân viên phục vụ trên xe hướng dẫn hành khách tự kê khai (bao gồm cả việc cập nhật bổ sung hành khách đi xe trên hành trình); sao gửi danh sách hành khách đi xe về Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông vận tải - Xây dựng (sau đây gọi là Sở GTVT) nơi đi, nơi đến; lưu trữ bản chính danh sách hành khách đi xe tối thiểu 21 ngày kể từ ngày kết thúc chuyến đi để phục vụ công tác truy vết phòng chống, dịch Covid-19 khi có yêu cầu của cơ quan chức năng có thẩm quyền; bảo mật thông tin hành khách theo quy định của pháp luật;
e) Bố trí nhân viên hoặc bộ phận y tế để phối hợp y tế địa phương xử lý khi có trường hợp mắc Covid-19 tại nơi làm việc;
g) Chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của phương tiện, lái xe trong suốt quá trình vận chuyển; trong đó tăng cường kiểm tra, giám sát thông qua thiết bị giám sát hành trình, camera lắp trên xe ô tô kinh doanh vận tải;
h) Tự tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 ngẫu nhiên cho người của đơn vị mình có nguy cơ lây nhiễm Covid-19 cao.