Tại buổi tọa đàm trực tuyến "Du lịch Việt Nam thí điểm mở cửa đón khách quốc tế" do báo Dân Việt tổ chức ngày 12/11 với sự tham gia của ông Nguyễn Trùng Khánh - Tổng cục trưởng, Tổng cục Du lịch; Tiến sĩ Đặng Quang Tấn – Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế); Thạc sĩ Võ Huy Cường - Phó Cục trưởng Cục hàng không Việt Nam, ông Nguyễn Quý Phương - Vụ trưởng vụ lữ hành - Tổng cục Du lịch cùng lãnh đạo các Sở VHTTDL, Sở Du lịch của 5 tỉnh và các doanh nghiệp...
Câu hỏi được nhiều doanh nghiệp và những người làm du lịch quan tâm đó là Đến thời điểm hiện tại, Bộ GTVT đã cấp phép bao nhiêu chuyến bay thuê bao chuyến và những thị trường nào?
Trả lời về vấn đề này, Thạc sĩ Võ Huy Cường - Phó Cục trưởng Cục hàng không Việt Nam cho biết: "Bộ VHTTL đã xây dựng một đề án rất lớn, đây là bước khởi đầu quan trọng cho việc chúng ta tái mở lại các chuyến bay quốc tế. Cả một quá trình dài, từ sau Tết đến nay, chúng ta đã có bản hướng dẫn khá chi tiết của Bộ.
Tuy nhiên, thời gian để chuẩn bị của các hãng hàng không và tour thực ra không nhiều. Lí do bởi chúng tôi không biết các điều kiện cụ thể về sau nhập cảnh như thế nào để xây dựng những quy trình cụ thể sau chuyến bay và tour du lịch. Thực tế, về các chuyến bay, ngày hôm qua (11/12) hãng hàng không Vietjet đã có 2 chuyến thí điểm đón khách quốc tế từ sân bay InCheon, 222 khách và một chuyến từ Tokyo chở 207 khách đến Nha Trang - Khánh Hòa.
Theo kế hoạch tổ chức các chuyến bay của 1 số hãng, hiện nay chúng tôi nhận được của VNA ngày 17/11 tới đây có 1 chuyến, VJA có kế hoạch một chuyến bay thí điểm đón khách quốc tế ngày 20/11 về Kiên Giang. Sau đó, sẽ có khoảng 24 chuyến về Kiên Giang, Khánh Hòa.
Du khách sẽ nằm ở các thị trường như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Thái Lan. Đây là những kế hoạch ban đầu, là những tín hiệu khích lệ cho dự án của chúng ta, có thể coi như là một khởi đầu thuận lợi. Ngành hành không của Việt Nam tái lập lại nhưng chuyến bay chở khách là cách để tạo điều kiện cho du khách nước ngoài và bà con Việt Nam đang kẹt tại nước ngoài có thể về nước.
Quảng Nam có 2 sân bay: 1 là Đà Nẵng, 2 là Chu Lai, rất tiếc chúng ta chưa chuẩn bị đc cho sân bay Chu Lai đảm đương và thay thế được sân bay Đà Nẵng trong tương lại. Khách quốc tế sẽ qua sân bay Đà Nẵng, đây là sân bay có thể đáp ứng được yêu cầu đi lại của du khách.
Trước câu hỏi, Cục hàng không đề xuất với chuyến bay thí điểm đón khách quốc tế không hạn chế thị trường? Xin được hỏi vì sao Cục lại đề xuất không hạn chế thị trường, trong khi với lộ trình hướng dẫn tạm thời của Bộ VHTTDL thì lựa chọn thị trường khách du lịch quốc tế có trọng điểm?
Thạc sĩ Võ Huy Cường cho biết: "Chúng tôi không phải nghề du lịch nhưng mối quan hệ gắn bó mật thiết với Tổng cục Du lịch và ngành du lịch. Đứng về khía cạnh ngành hàng không, chúng tôi căn cứ vào hoạt động thực tiễn của các chuyến bay, nếu chúng ta hạn chế quốc tịch, nơi xuất phát của du khách thì vô tình hạn chế tính hiệu quả của đề án thí điểm. Thứ nhất, chúng ta có thị trường trọng điểm nhưng chưa chắc đã có khách.
Nếu chúng ta hạn chế các thị trường du lịch, vô hình chung chúng ta hạn chế tính hiệu quả của đề án du lịch. Thị trường du lịch trọng điểm chưa chắc đã có khách.
Ví dụ như Trung Quốc, nếu không có dịch thì là thị trường lớn nhất Việt Nam, không có nơi nào cạnh tranh được. Nhưng hiện tại, Trung Quốc hạn chế công dân ra nước ngoài và thực hiện nghiêm ngặt cho công dân về nước. Hàn Quốc thì ngược lại. Lượng khách Hàn Quốc đến Việt Nam gần bằng Trung Quốc nhưng chính sách cho đi du lịch quốc tế, đón khách trở lại thông thoáng hơn nhiều.
Ngược lại, thực tế nhiều đoàn khách đi du lịch hàng tháng và trải qua nhiều nước hay khách đi bằng đường biển cập cảng Đà Nẵng… Nếu chúng ta cứ bám sát vào thị trường trọng điểm, lượng khách này rõ ràng sẽ không thể tới Việt Nam. Chúng ta hoàn toàn có thể áp dụng chính sách các du khách tới ASEAN thì sẽ được miễn visa trong 1 tháng. Khách đi tàu biển cả tháng trời, họ cập bến Quảng Nam thì không còn là xuất phát từ trọng điểm nữa.
Quan điểm của chúng tôi là không hạn chế về thị trường để tạo điều kiện cho các hãng hàng không, các công ty tour có nguồn khách bổ sung để không phải lo lắng thị trường mục tiêu không có du khách.
Ngoài thị trường mục tiêu thì chúng ta tạo điều kiện cho các hãng hàng không và các công ty tour có nguồn khách bổ sung, để phòng khi thị trường mục tiêu không có khách. Ngày 1/11, Thái Lan công bố bổ sung 17 quốc gia có quyền nhập cảnh không phải cách ly. Nhưng khách đi từ Việt Nam khi trở về chúng ta chưa có quy định nhận lại những người này. Trong du lịch chúng ta phải có sự trao đổi, tạo điều kiện cho công dân Việt Nam đi du lịch nước ngoài và quay trở lại".
Như vậy có thể thấy đây là tín hiệu vui, sự khởi sắc thực sự cho ngành du lịch và ngành hàng không sau thời gian hơn 1 năm tạm dừng đón khách quốc tế. Việc thí điểm đón khách quốc tế đã làm thị trường quốc tế có phần nào trở lại, dù chưa thực sự sôi động như những năm trước đó. Nhưng đây cũng là điều đáng mừng cho cả doanh nghiệp lữ hành, cơ sở lưu trú, nhà hàng và các địa phương.