Bên trong các những khu rừng nhiệt đới Amazon mà chỉ có thể tiếp cận bằng đường thủy hoặc những con đường mòn là ngôi nhà của nhiều bộ lạc nguyên thủy sinh sống, trong số đó là người Waiapi.
Sau khi tiếp xúc với những người từ "thế giới bên ngoài" vào năm 1973, người Waiapi quyết định phân ranh giới vùng đất của họ để bảo vệ nó cho các thế hệ sau. Từ năm 1996, bộ tộc Waiapi đã được phân 1,5 triệu mẫu đất mà phần lớn là thuộc rừng nguyên sinh để làm nơi cư ngụ cũng như sử dụng cho những mục đích khác nhau. Một phần đất mà người Waiapi được nhận nằm trên Khu bảo tồn quốc gia RENCA (tên đầy đủ: The National Reserve of Copper and Associates), một khu vực dồi dào các mỏ quặng quý hiếm như vàng và bạc.
Tuy nhiên, chính quyền Brazil đang có động thái muốn người Waiapi di chuyển ra khỏi vùng đất này để thuận tiện cho việc khai thác quặng nhằm thúc đẩy nền kinh tế.
Giờ đây, Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro muốn thay đổi điều đó. Sau khi đẩy bộ lạc Waiapi ra khỏi quê hương của họ, ông hy vọng sẽ giúp họ hòa nhập vào xã hội hiện đại và loại bỏ dần lối sống bản địa của họ. Tổng thống cũng tin rằng đó cũng là mong muốn của người Waiapi.
Trái ngược với niềm tin của Tổng thống Bolsonaro, bộ lạc Waiapi cực kỳ phản đối việc rời bỏ quê hương và hòa nhập vào xã hội hiện đại. Và người dân cũng đã tuyên bố sẽ kháng cự đến cùng nếu có xuất hiện của quân đội tại vùng đất của họ.
Bảo tồn vùng đất của người Waiapi
Những bất công mà bộ lạc Waiapi đang đấu tranh chống lại không chỉ bảo vệ văn hóa và truyền thống bản địa của họ mà còn bảo vệ môi trường tự nhiên.
Khi đất đai được trao cho bộ tộc Waiapi vào năm 1996, mục đích sử dụng để bảo vệ lối sống văn hóa riêng của họ nhưng giờ đây việc lấy đất và buộc bộ lạc dời đi không chỉ khiến họ mất đi ngôi nhà mà còn sẽ "giết chết" những nét đặc trưng vốn có của bất kỳ bộ lạc nào.
Ngoài ra, vùng đất được phân giới hiện tại của người Waiapi đang bảo vệ liên tục bị thu hẹp. Nếu đất được tái sử dụng để khai thác, nạn phá rừng chắc chắn sẽ xảy ra và ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường. Phá rừng là nguyên nhân lớn thứ hai gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu trên thế giới. Trên thực tế, khoảng 24% lượng khí nhà kính thải ra do nạn phá rừng, nói cách khác việc phá rừng làm gia tăng khí carbon dioxide vào không khí nhiều hơn so với ô tô và xe tải trên khắp toàn cầu.
"Lá phổi xanh" trải dài từ lãnh thổ Brazil (hơn 60% tổng diện tích) sang các nước Nam Mỹ đang cung cấp 20% khí oxy cho toàn bộ sinh vật sống trên Trái đất và là ngôi nhà của 10% đa dạng sinh học toàn địa cầu. Việc phá rừng ở vùng đất của người Waiapi sẽ gây nên sự phá vỡ hệ thống lọc không khí có tầm quan trọng đối với môi trường, hiển nhiên sẽ tạo ra nhiều khí nhà kính hơn trong không khí.
Việc bảo tồn vùng đất của bộ tộc Waiapi sẽ không đơn thuần là việc bảo tồn văn hóa và truyền thống của họ. Đây cũng là biện pháp để bảo vệ môi trường, bảo vệ tương lai của hành tinh chúng ta và giúp chống lại hiện tượng nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu – những vấn đề đang được quan tâm nhất hiện nay.