Vì điều này bộ lạc Nukak đang trên bờ vực diệt chủng

Thứ sáu, ngày 29/10/2021 13:12 PM (GMT+7)
Từ cuộc sống yên bình trong rừng sâu, nhưng giờ đây bộ lạc Nukak đang đối mặt với nguy cơ tuyệt diệt vì sự xâm chiếm đất trồng coca phục vụ việc sản xuất cocain, buộc họ phải chạy trốn khỏi vùng đất tổ tiên của chính mình.
Bình luận 0
Vì điều này bộ lạc Nukak đang trên bờ vực diệt chủng - Ảnh 1.

Người Nukak đối mặt nguy cơ diệt chủng. Ảnh: David Hill

Đàn ông bộ lạc Nukak giỏi săn bắn bằng phi tiêu

Bộ lạc Nukak được tìm thấy ở khu vực sông Guaviare và Inírida nằm về phía đông nam của Colombia. Họ cũng chính là một trong sáu nhóm được biết đến với cái tên "người Maku" - ám chỉ một bộ phận người du mục săn bắn hái lượm, sống ở đầu nguồn của lưu vực Tây Bắc sông Amazon.

Thông thường, bộ lạc Nukak sống tập trung thành từng nhóm nhỏ, khoảng 9-30 người ở sâu trong rừng. Vốn dĩ là dân du mục nên họ thường chuyển chỗ ở và đồ đạc hầu như rất ít để tiện cho việc di chuyển đến nơi ở mới.

Vì điều này bộ lạc Nukak đang trên bờ vực diệt chủng - Ảnh 2.

Người Nukak là những thợ săn điêu luyện. Ảnh: Luca Zanetti

Nhà của bộ lạc Nukak xây dựng khá đơn giản làm từ gỗ và lá cọ, diện tích vừa đủ để lợp mái nhà và phía dưới để mắc võng ngủ và nghỉ ngơi. Mỗi gia đình có một lò sưởi riêng để giữ ấm cho căn nhà, họ còn đun nấu hoặc đốt một số loại cây nhằm mục đích đuổi muỗi.

Món ăn hàng ngày của bộ lạc Nukak cũng rất giản dị với trái cây, rau củ, cá, thịt thú săn hay mật ong. Những người đàn ông sẽ đi săn bằng ống thổi phi tiêu nhọn có tẩm một chất độc được làm từ 5 loại thảo mộc khác nhau - gọi là "curare" và dùng cung tên để bắt cá.

Vì điều này bộ lạc Nukak đang trên bờ vực diệt chủng - Ảnh 3.

Cảnh người Nukak chế biến món ăn. Ảnh: Gustavo Politis

Bộ lạc Nukak có nguy cơ tuyệt diệt vì cocain

Đặc điểm của những người ở bộ lạc Nukak là ngại, tránh mọi sự tiếp xúc với người ngoài. Cho tới năm 1988, khi một nhóm khoảng 40 người "bất ngờ" xuất hiện tại một thị trấn Calamar dựng lên bởi chính quyền thực dân. Dù đang ở trên lãnh thổ của chính họ nhưng với sự xuất hiện bất ngờ đó đã gây chấn động với giới truyền thông, báo chí Colombia và quốc tế.

Từ sau những lần "tiếp xúc với thế giới bên ngoài", người Nukak đã lâm vào tình cảnh khủng khiếp như đất đai bị lâm tặc và người trồng coca lấn chiếm hay đáng sợ hơn là do dịch cảm cúm và sốt rét. Ước tính đã có hơn một nửa bộ lạc chết trong thời điểm lúc bấy giờ.

Vì điều này bộ lạc Nukak đang trên bờ vực diệt chủng - Ảnh 4.

Người Nukak dduwcocwj chụp năm 1991. Ảnh: Gustavo Politis

Chỉ gần đây, người ta mới tiết lộ rằng chính những nhà truyền giáo từ hội "New Tribes Mission" (tạm dịch: Sứ mệnh cho các bộ lạc mới) đã tiếp xúc với người Nukak từ những thập niên 70.

Đến năm 1993, nhờ sự hỗ trợ của nhóm Survival, ONIC và các tổ chức quốc tế, chính phủ Colombia cuối cùng đã công nhận quyền sở hữu lãnh thổ của bộ lạc Nukak. Từ năm 1997, "khu bảo tồn Nukak" được mở rộng với diện tích gần 1 triệu ha rừng.

Vì điều này bộ lạc Nukak đang trên bờ vực diệt chủng - Ảnh 5.

Bộ lạc Nukak bị cưỡng chế và buộc phải rời khỏi lãnh thổ của mình. Ảnh: Jan Sochor

Ngày nay, lãnh thổ người Nukak lại tiếp tục bị xâm chiếm, những cuộc chiến tranh giành vì coca - thứ nguyên liệu để sản xuất cocain - khiến thổ dân bộ lạc này phải "chạy trốn" tìm nơi ẩn náu ở một vùng ngoại ô gọi là San Jose del Guaviare. Một nhóm khác bị cưỡng chế bằng vũ trang và buộc phải rời đi. Năm 2006, chính phủ đã cố gắng di dời người Nukak trở lại rừng nhiệt đới nhưng diện tích lại quá chật hẹp dù chỉ cách San Jose 4km. Đã có nhiều người Nukak quay trở về nhưng rất nguy hiểm khi ở đó đã xảy ra cuộc nội chiến đẫm máu.

Bộ lạc Nukak đang đứng trước nguy cơ diệt chủng, bên cạnh các bộ tộc như Wipiwi, Amorúa và Wachina vì phải hứng chịu các cuộc xung đột vũ trang ở Colombia và sự thờ ơ của chính phủ trước sự xâm chiếm đất đai để khai thác tài nguyên thiên nhiên.

Trước nguy cơ đó, ONIC cùng Survival và các tổ chức khác đã thực hiện một chiến dịch quốc tế để nâng cao nhận thức bảo vệ sự tồn tại của các bộ lạc tại Colombia, chung sống hòa bình và tôn trọng văn hóa bản địa của họ.


Đức Tuấn (Survival International)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem