Về tai nạn sinh hoạt ở trẻ, ngày 17/1, tin từ Bệnh viện Nhi tỉnh Thanh Hóa cho biết các y, bác sĩ tại Khoa Tiêu hóa của bệnh viện vừa can thiệp gắp thành công kẹp giấy trong thực quản một bệnh nhi 2 tuổi.
Trước đó, khoảng 12 giờ ngày 16/1, bé L.H.P. (SN 2019; ngụ huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa) nhập viện trong tình trạng chảy dãi và nôn nhiều sau ăn. Theo người nhà của bé, khoảng 4 giờ trước đó, bệnh nhân có biểu hiện nôn, buồn nôn, khó nuốt, mệt nhiều, ăn uống kém.
Tiến hành chụp X-quang các y, bác sĩ Bệnh viện Nhi Thanh Hóa phát hiện có dị vật kích thước 1x2 cm tại vị trí cách cung răng 13 cm. Niêm mạc thực quản tại vị trí dị vật phù nề xung huyết. Bệnh nhân được các bác sĩ can thiệp và gắp ra một kẹp giấy.
Sau khi tiếp nhận, các bác sĩ tiến hành làm các xét nghiệm và chụp X-quang ổ bụng bệnh nhi. Kết quả chụp X-quang phát hiện hình ảnh tắc ruột do dị vật hình tròn, bao gồm nhiều viên nhỏ và dính thành chuỗi.
Theo các chuyên gia y tế, gần Tết, cha mẹ bận bịu với việc dọn dẹp nhà cửa, mua sắm Tết, chuẩn bị đồ ăn, trang trí nhà cửa đón Tết nên thường lơ là để mắt đến con.
Trong khi trẻ em lại nghỉ ở nhà dài ngày, phấn khích vì không khí vui vẻ nên chạy nhảy, nghịch ngợm nhiều hơn.
Kết quả là nhiều tai nạn sinh hoạt đã xảy ra với trẻ trong thời điểm Tết cận kề này.
Bác sĩ Lê Vân Anh, Trưởng khoa Tiêu hóa (Bệnh viện Nhi Thanh Hóa) cho biết, trường hợp trẻ nuốt dị vật như bé H.P nói trên là tai nạn sinh hoạt thường xảy ra ở trẻ.
Các dị vật mà trẻ thường nuốt phải rất đa dạng như cúc áo, đồ chơi, tiền xu, nam châm, hòn đá... Theo các bác sĩ, nuốt dị vật là tai nạn thường gặp ở trẻ nhỏ, rất nhiều trường hợp bệnh nhi nhập viện do nuốt phải dị vật như đồ chơi, cúc áo, hòn bi, hòn đá…
Trường hợp nuốt phải nam châm như bé T rất nguy hiểm. Theo các bác sĩ, các viên nam châm thường có xu hướng tự hút dính vào nhau nên có thể gây ra tắc ruột, gây hoạt tử ruột, thủng ruột, thậm chí có thể khiến trẻ bị sốc nhiễm trùng và tử vong.
Do đó, cha mẹ, người chăm sóc trẻ cần cẩn trọng khi lựa chọn đồ chơi cho trẻ, không để trẻ cầm nắm những đồ vật có thể đút gọn vào miệng. Trong trường hợp phát hiện trẻ nuốt dị vật, ho, sặc nghi ngờ nuốt dị vật phải đưa đến cơ sở y tế để được chản đoán và cấp cứu ngay.
Trẻ có thể bị đuối nước khi cha mẹ lơ là chăm sóc, trẻ ra bờ ao chơi hoặc ngã chúi vào xô, chậu đựng đầy nước.
Trẻ có thể uống nhầm hóa chất tẩy rửa cha mẹ chuẩn bị dọn nhà và đựng vào trong các chai có nhãn nước ngọt.
Tai nạn bị các vật sắc nhọn chọc vào người vào mắt khi cầm đũa, muỗng chạy nhảy, ngã hoặc ngã vào các vật dụng trang trí trong gia đình...