Để khắc phục thực trạng trên, nhiều nông hộ, hợp tác xã, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã đầu tư, áp dụng khoa học kỹ thuật vào canh tác và sản xuất cà phê đặc sản.
Từ đây dần hình thành những dòng cà phê đặc sản, từng bước khẳng định thương hiệu tại các Cuộc thi Cà phê đặc sản, tạo thêm giá trị gia tăng cho người trồng cà phê.
Tại Cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam lần thứ I - năm 2019 do Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột tổ chức có 25 mẫu cà phê đạt chất lượng cà phê đặc sản (theo thang điểm quốc tế).
Đến Cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam lần thứ II, năm 2020 có 38 mẫu cà phê đạt chất lượng đặc sản. Và Cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam lần thứ III, năm 2021 đã có 47 mẫu cà phê đạt tiêu chuẩn cà phê đặc sản.
Thành công từ những Cuộc thi Cà phê đặc sản, cũng như từ thực tế giá trị gia tăng mang lại từ việc làm cà phê đặc sản là động lực để người trồng cà phê tiếp tục phát triển dòng cà phê đặc sản; qua đó từng bước nâng cao thương hiệu và giá trị của cà phê Buôn Ma Thuột nói riêng, tỉnh Đắk Lắk nói chung.
Đứng trước thực tế và nhu cầu phát triển cà phê cà phê đặc sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã phê duyệt Đề án Phát triển cà phê đặc sản Việt Nam giai đoạn 2021-2030; riêng tỉnh Đắk Lắk sẽ phát triển cà phê Robusta đặc sản tại một số địa phương như: TP. Buôn Ma Thuột, huyện Krông Năng…, với tổng diện tích hơn 1.000 ha vào năm 2025 và đến năm 2030 khoảng 2.120 ha, sản lượng dự kiến khoảng 1.500 tấn.
Những vùng đất đỏ bazan, cùng nguồn nước dồi dào là điều kiện tự nhiên thuận lợi đầu tiên để sản xuất cà phê đặc sản.
Để sản xuất cà phê đặc sản, các nông hộ, xã viên hợp tác xã thường xuyên tham gia các lớp tập huấn.
Yêu cầu nghiêm ngặt trong khâu thu hoạch cà phê đặc sản chỉ thu hái trái chín. Cà phê thông thường thu hái từ giữa tháng 11, còn cà phê đặc sản thu hái vào khoảng giữa cuối tháng 12 đến hết tháng 1 năm sau.
Cà phê đặc sản tỷ lệ thu hái quả chín đạt tỷ lệ 100%.