Dân Việt

Những loài rùa quý hiếm của Việt Nam tìm thấy ở rừng ngập nước Cà Mau, có loài rùa nặng hơn 10kg

Nguyễn Thanh Dũng 13/03/2022 18:57 GMT+7
Ngày xưa, ở rừng U Minh hạ (Cà Mau), Rùa nhiều vô kể, phổ biến là các loài: Rùa Nắp, Rùa Vàng và Rùa Răng (Càng Đước). Chúng là loại thực phẩm ngon và bổ dưỡng nên luôn bị con người săn bắt, tận diệt.

Ngày nay, số lượng rùa còn lại trong tự nhiên rất ít và người ta bắt đầu nghĩ đến chuyện thuần hóa, nhân giống, nuôi dưỡng vì mục tiêu kinh tế. 

Rùa răng (dân địa phương thường gọi là con càng đước) là mục tiêu lựa chọn vì có trọng lượng lớn (có con hơn 10 kg), dễ nuôi, giá trị kinh tế cao. 

Ông Trần Việt Bắc, ấp Bến Gỗ, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình là một điển hình ở Cà Mau thành công với mô hình nuôi rùa, nuôi càng đước cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Các giống rùa ở rừng U Minh hạ như rùa nắp, rùa vàng, rùa răng là loài đặc chủng quí hiếm có tên trong sách đỏ Việt Nam và thế giới, chúng cần được bảo vệ, bảo tồn và phát triển.

Những loài rùa quý hiếm của Việt Nam tìm thấy ở rừng ngập nước Cà Mau, có loài rùa nặng hơn 10kg - Ảnh 1.

Rùa vàng ở rừng U Minh hạ (Cà Mau).

Những loài rùa quý hiếm của Việt Nam tìm thấy ở rừng ngập nước Cà Mau, có loài rùa nặng hơn 10kg - Ảnh 2.

Rùa răng (com càng đước) ở rừng U Minh hạ, tỉnh Cà Mau.

Những loài rùa quý hiếm của Việt Nam tìm thấy ở rừng ngập nước Cà Mau, có loài rùa nặng hơn 10kg - Ảnh 3.

Rùa nắp nuôi ở Cà Mau.

Những loài rùa quý hiếm của Việt Nam tìm thấy ở rừng ngập nước Cà Mau, có loài rùa nặng hơn 10kg - Ảnh 4.

Đặt lọp bắt rùa trong rừng U Minh hạ, tỉnh Cà Mau.