Dân Việt

Đào rãnh trong vườn nuôi cá sặc rằn đặc sản, ai ngờ nông dân Tiền Giang lãi hơn nuôi tôm càng xanh

Mai Đông Vũ 10/04/2022 18:51 GMT+7
Cá sặc rằn hay cá lò tho là một loài cá thuộc họ cá tai tượng. Khô cá sặc rằn được xem như đặc sản vùng đồng bằng sông Cửu Long, do chất lượng thịt thơm ngon, người tiêu dùng ưa chuộng. Vì vậy, nuôi cá sặc rằn thương phẩm ngày càng được nhiều nông dân Tiền Giang quan tâm.

Cá sặc rằn thích hợp ở những vùng có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, lượng mưa hàng năm nhiều. Cá sặc rằn có thể sống được ở những nơi nước lợ, có hàm lượng chất hữu cơ cao, lượng oxy hòa tan thấp, pH thấp, chúng có thể sống bình thường ở nhiệt độ thấp 10 - 12oC. 

  •  

Đào rãnh trong vườn nuôi cá sặc rằn đặc sản, ai ngờ nông dân Tiền Giang lãi hơn nuôi tôm càng xanh - Ảnh 1.

Ao nuôi cá sặc rằn thương phẩm. Ảnh: Đông Vũ

Cá sặc rằn sinh trưởng tốt ở nhiệt độ 25 - 30oC và pH nước trung tính. Hiện nay, cá sặc rằn được nuôi rất phổ biến và có giá bán ổn định.

Tuy nhiên, hiệu quả nuôi cá sặc rằn còn chưa cao do người dân chưa nắm vững được đặc tính sinh học và kỹ thuật nuôi của loài cá này.

Mặt khác, do điều kiện tự nhiên ở các mô hình nuôi khác nhau nên người nuôi thường gặp nhiều khó khăn trong khâu cải tại ao, mật độ thả, lượng thức ăn sử dụng... cho nên phần nào hạn chế về năng suất. Vì vậy, dưới đây chúng tôi xin giới thiệu một số kỹ thuật nuôi cá sặc rằn thương phẩm để bà con tham khảo:Về điều kiện ao nuôi: diện tích: 200 - 1.000m2, có thể nuôi ở diện tích lớn hơn tùy theo từng hộ nuôi. Độ sâu từ 1 - 1,5m. Ao gần nơi có nguồn nước sạch và có cống cấp thoát nước chủ động. Bờ ao phải cao hơn mực nước lũ cao nhất là 0,5m và cải tạo ao.

Cải tạo ao: tát cạn, sên vét bùn đáy ao chỉ còn lại 10 - 20cm. Bón vôi 7 - 10kg/100msau đó phơi nắng 2 - 3 ngày. Bón phân chuồng ủ hoai 30 - 40kg/100m2 ao. Lấy nước vào 30 - 40cm. Sau 2 - 3 ngày cho phân chuồng phân hủy rồi lấy nước vào cho đủ rồi thả cá.

Mật độ thả cá giống: 15 - 20 con/m2. Kích cỡ cá 4 - 6cm/con. Cá khỏe, không xây xát, không dị hình, đồng cỡ. Thả cá sặc rằn vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát để tránh sốc nhiệt độ.

Thức ăn cho cá sặc rằn, gồm: cám, bột cá (loại cá tươi hoặc phụ phẩm của nhà máy) xay nhỏ cho cá ăn. Thành phần: cám 60% + bột cá 40%. Khẩu phần thức ăn: 5 - 7% trọng lượng cá/ngày. Làm sàn thả thức ăn để dễ kiểm tra lượng thức ăn hàng ngày. Cho ăn ngày 2 lần. Có thể bón phân chuồng bổ sung 2 tuần/lần 30 - 40kg/100m2 ao để tăng thức ăn tự nhiên cho cá sặc rằn.

Đào rãnh trong vườn nuôi cá sặc rằn đặc sản, ai ngờ nông dân Tiền Giang lãi hơn nuôi tôm càng xanh - Ảnh 2.

Cá sặc rằn nước ngọt ở miền Tây. Ảnh: Câu cá sặc rằn.

Hàng ngày kiểm tra hoạt động của cá. Sau 8 - 10 tháng cá đạt trọng lượng 100 - 150g/con thì có thể thu hoạch được.

Có thể nói, trong quá trình chuyển dịch kinh tế thủy sản vùng nuớc ngọt ở tỉnh Tiền Giang, nhiều mô hình nuôi thủy sản đã đem lại hiệu quả cho người nông dân; trong đó, mô hình nuôi cá sặc rằn thương phẩm đã mở ra một tiềm năng ở vùng nước ngọt, một nghề nuôi không thua gì con tôm càng xanh trong mương vườn dừa.