Dân Việt

Giá vật liệu hôm nay 4/7: Giá thép tiếp tục lao dốc mạnh

P.V 04/07/2022 15:54 GMT+7
Giá vật liệu hôm nay 4/7: Ngày 4/7, ghi nhận các thương hiệu thép trong nước không có biến động; trên Sàn giao dịch Thượng Hải, giá thép tiếp tục lao dốc mạnh xuống mức 4.197 nhân dân tệ/tấn.

Giá vật liệu hôm nay 4/7: Giá thép tiếp tục giảm, quỹ đạo đi xuống của giá thép toàn cầu

Giá thép giao kỳ hạn tháng 12/2022 trên sàn giao dịch Thượng Hải hôm nay giảm 149 nhân dân tệ, xuống mức 4.197 nhân dân tệ/tấn. Giá thép giao tháng 10/2022 giảm 125 nhân dân tệ xuống mức 4.190 nhân dân tệ/tấn.

Quặng sắt và thép giảm do khả năng kinh tế toàn cầu giảm mạnh làm dấy lên lo sợ nhu cầu hàng hóa sụt giảm, bất chấp những dấu hiệu phục hồi sản xuất tại Trung Quốc.

Suy thoái kinh tế toàn cầu trong thời gian gần đây ảnh hưởng tới triển vọng nhu cầu quặng sắt vốn đã mờ mịt tại trung Quốc, nơi các nhà máy đã dừng hàng chục lò cao gần đây trong nỗ lực giảm tồn kho khi đơn đặt hàng yếu.

Hợp đồng quặng sắt kỳ hạn tháng 9 trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên đóng cửa giảm 6,9% xuống 747,5 nhân dân tệ (tương đương 111,47 USD)/tấn, tiếp tục giảm phiên thứ hai.

Trên sàn giao dịch Singapore, hợp đồng quặng sắt kỳ hạn tháng 8 giảm 4,3% xuống 113,9 USD/tấn.

Trong thị trường giao ngay, quặng sắt hàm lượng 62%Fe giảm 2 USD xuống 122 USD/tấn trong ngày 30/6, xóa sạch mức tăng trong năm 2022, theo số liệu của công ty SteelHome.

Giá vật liệu hôm nay 4/7: Giá thép tiếp tục lao dốc mạnh - Ảnh 1.

Giá vật liệu hôm nay 4/7: Giá thép tiếp tục lao dốc mạnh. Ảnh: CTV

Hoạt động sản xuất của châu Á đình trệ trong tháng 6 do nhiều công ty bị ảnh hưởng bởi gián đoạn nguồn cung khi Trung Quốc phong tỏa nghiêm ngặt Covid-19, trong khi nguy cơ suy giảm kinh tế mạnh tại châu Âu và Mỹ.

Sản lượng thép của Trung Quốc chậm lại cũng cho thấy quyết tâm tiếp tục giảm sản lượng hàng năm phù hợp với mục tiêu khử cacbon.

Tại Hà Bắc tỉnh sản xuất thép lớn nhất của Trung Quốc, một số nhà mày được cho đã lựa chọn thực hiện đại tu hàng năm cho các lò cao sớm hơn bình thường.

Trên Sàn giao dịch Thượng Hải, giá thép thanh giảm 2,5% sau khi tăng 6 phiên, thép cuộn cán nóng giảm 2,2%. Thép không gỉ giảm 2,4%.

Bài toán kiềm chế lạm phát tại những nền kinh tế hàng đầu thế giới vẫn đang là tâm điểm của các nhà đầu tư trong thời gian gần đây. Hàng loạt các ngân hàng trung ương lớn, dẫn đầu là Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) liên tục có những động thái nâng lãi suất, thắt chặt tiền tệ nhằm bình ổn giá cả leo thang, nỗ lực đem lại sự cân bằng cho cán cân cung cầu của nền kinh tế. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi sự đánh đổi về mục tiêu tăng trưởng, khi các doanh nghiệp đối diện với chi phí vay cao hơn, khiến năng lực sản xuất bị giới hạn. Kéo theo đó là sự sụt giảm trong nhu cầu nguyên vật liệu đầu vào. Với vai trò chủ lực cho lĩnh vực công nghiệp và đầu tư xây dựng, ngành sắt thép đang trực tiếp đối diện với thách thức không nhỏ.

Hơn 50% nhu cầu về sắt thép được sử dụng cho xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, lĩnh vực bất động sản, vốn là đòn bẩy cho sức bật tăng trưởng kinh tế đang gặp nhiều thách thức trước bóng đen suy thoái toàn cầu. Dữ liệu từ đầu năm đến nay cho thấy doanh số bán nhà và số giấy phép xây dựng tại Mỹ liên tục sụt giảm, gián tiếp ảnh hưởng tới nhu cầu tiêu thụ sắt thép và gây áp lực đến giá.

Bên cạnh đó, tình hình dịch bệnh Covid-19 tại Trung Quốc vẫn đang ảnh hưởng tới cán cân cung cầu tại quốc gia tiêu thụ sắt thép lớn nhất thế giới này. Các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất sau khi Thượng Hải gỡ bỏ phong tỏa hồi cuối tháng 4 với hi vọng những kích thích của Chính phủ sẽ hỗ trợ kinh tế tăng trưởng trở lại. Tuy nhiên, các ca nhiễm mới tiếp tục xuất hiện, trong khi nhu cầu vẫn đang chịu tổn thương, đã khiến thị trường thép rơi vào trạng thái dư cung. Lợi nhuận biên của các doanh nghiệp sản xuất suy yếu và sản lượng do đó bị cắt giảm, trực tiếp khiến cho giá quặng sắt lao dốc trong những phiên giao dịch gần đây. 

Giá vật liệu trong nước hôm nay 4/7 

Trong vòng chưa đầy 2 tháng trở lại đây, giá thép trong nước đã có 7 lần điều chỉnh giảm với tổng mức giảm khoảng gần 3 triệu đồng/tấn, hiện đang dao động trong khoảng 16,6 - 17 triệu đồng/tấn do giá quặng sắt liên tục lao dốc. Tuy nhiên, trái ngược với sắt thép, giá một số vật liệu xây dựng khác vẫn đang trên đà tăng mạnh. Điển hình là xi măng đã có 3 lần tăng giá kể từ đầu năm 2022 sau khi giá than đã tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái do nguồn cung thắt chặt. Giá cát bê tông cũng tăng lên hơn 20% so với hồi đầu tháng 6/2021. Các vật liệu xây dựng khác như gạch, đá cũng biến động tăng nhẹ so với năm trước. 

Về thị trường thép trong nước, giá thép hôm nay (4/7), giá thép giữ nguyên sau khi điều chỉnh vào ngày 27/6. Nhiều doanh nghiệp thông báo hạ giá sản phẩm thép với mức giảm đến 300.000 đồng/tấn và là lần giảm thứ 7 liên tiếp kể từ ngày 11/5. Tổng mức giảm giá thép lên đến gần 3 triệu đồng/tấn.

Giá vật liệu hôm nay 4/7: Giá thép tiếp tục lao dốc mạnh - Ảnh 2.

Ngày 4/7, ghi nhận các thương hiệu thép trong nước không có biến động.

Giá vật liệu hôm nay 4/7: Giá thép tiếp tục lao dốc mạnh - Ảnh 3.

Ngày 4/7, ghi nhận các thương hiệu thép trong nước không có biến động.

Giá vật liệu hôm nay 4/7: Giá thép tiếp tục lao dốc mạnh - Ảnh 4.

Nhiều doanh nghiệp thông báo hạ giá sản phẩm thép với mức giảm đến 300.000 đồng/tấn và là lần giảm thứ 7 liên tiếp kể từ ngày 11/5. Ảnh: CTV

Theo đó, tại khu vực miền Bắc, Hòa Phát điều chỉnh giảm 150.000 đồng/tấn và 300.000 đồng/tấn đối với thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300. Sau điều chỉnh, giá hai loại này còn 16,5 triệu đồng/tấn và 16,8 triệu đồng/tấn. 

Với thép Việt Ý, CB240 và D10 CB300 giảm lần lượt 150.000 đồng/tấn và 200.000 đồng/tấn xuống còn 16,36 triệu đồng/tấn và 16,77 triệu đồng/tấn.

Về thép Việt Đức, hai loại thép trên giảm lần lượt 150.000 đồng/tấn và 300.000 đồng/tấn còn 16,36 triệu đồng/tấn và 16,77 triệu đồng/tấn.

Với thép Kyoei, giá hôm nay là 16,26 triệu đồng/tấn và 16,66 triệu đồng/tấn đối với CB240 và D10 CB300 sau khi giảm 200.000 đồng/tấn và 210.000 đồng/tấn theo thứ tự.

Như vậy, trong vòng hơn 6 tuần, giá thép ghi nhận lần giảm thứ 7 với tổng mức giảm đến gần 3 triệu đồng/tấn, tùy từng thương hiệu và loại thép

Nguyên nhân giá thép trong nước quay đầu giảm mạnh sau thời gian tăng nóng được cho là giá phôi thép và nguyên vật liệu đầu vào có xu hướng đi xuống. Giá nguyên vật liệu trong sản xuất thép liên tục giảm từ cuối tháng 3 đến nay khiến thị trường thép chững lại.

Giá thép tại miền Bắc

Theo SteelOnline.vn, thương hiệu thép Hòa Phát hôm nay, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.500 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.800 đồng/kg.

Với thương hiệu thép Việt Ý, 2 sản phẩm của hãng gồm thép cuộn CB240 bình ổn giá bán ở mức 16.360 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.770 đồng/kg.

Thương hiệu thép Việt Đức với 2 sản phẩm của hãng gồm dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.360 đồng/kg; còn thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.770 đồng/kg.

Thép VAS (Việt Mỹ) không có biến động, hiện 2 sản phẩm của hãng gồm dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.360 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.410 đồng/kg.

Thép Việt Nhật, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.560 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.770 đồng/kg.

Thép Việt Sing, với thép cuộn CB240 tạm thời ở mức 16.390 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.600 đồng/kg.

Giá vật liệu hôm nay 27/6: Giá thép trong nước giảm lần thứ 7 liên tiếp, giảm 300.000 đồng/tấn - Ảnh 5.

Giá vật liệu hôm nay 4/7

Giá vật liệu hôm nay 27/6: Giá thép trong nước giảm lần thứ 7 liên tiếp, giảm 300.000 đồng/tấn - Ảnh 6.

Giá vật liệu hôm nay 4/7

Giá vật liệu hôm nay 27/6: Giá thép trong nước giảm lần thứ 7 liên tiếp, giảm 300.000 đồng/tấn - Ảnh 7.

Giá vật liệu hôm nay 4/7

Giá thép tại miền Trung

Thép Hòa Phát, dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.500 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.800 đồng/kg.

Thép Việt Đức, dòng thép cuộn CB240 có giá 16.360 đồng/kg và thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 16.770 đồng/kg.

Thép VAS với 2 sản phẩm của hãng gồm dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.360 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.410 đồng/kg.

Thép Pomina, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 17.460 đồng/kg; còn thép thanh vằn D10 CB300 có giá bán 17.760 đồng/kg.

Giá vật liệu hôm nay 27/6: Giá thép trong nước giảm lần thứ 7 liên tiếp, giảm 300.000 đồng/tấn - Ảnh 8.

Giá vật liệu hôm nay 4/7

Giá vật liệu hôm nay 27/6: Giá thép trong nước giảm lần thứ 7 liên tiếp, giảm 300.000 đồng/tấn - Ảnh 9.

Giá vật liệu hôm nay 4/7

Giá thép tại miền Nam

Thép Hòa Phát, với dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 16.500 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.850 đồng/kg.

Thép Pomina, với dòng thép cuộn CB240 duy trì mức 17.310 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.710 đồng/kg.

Thép VAS, với dòng thép cuộn CB240 16.160 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.260 đồng/kg.

Thép Tung Ho với dòng thép cuộn CB240 có mức giá 16.340 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 hiện có giá 16.540 đồng/kg.

Giá vật liệu hôm nay 27/6: Giá thép trong nước giảm lần thứ 7 liên tiếp, giảm 300.000 đồng/tấn - Ảnh 10.

Giá vật liệu hôm nay 4/7

Giá vật liệu hôm nay 27/6: Giá thép trong nước giảm lần thứ 7 liên tiếp, giảm 300.000 đồng/tấn - Ảnh 11.

Giá vật liệu hôm nay 4/7

Theo kế hoạch đã được Chính phủ phê duyệt, chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn 2022 - 2023 có tổng quy mô lên tới 347.000 tỉ đồng, tương đương khoảng 4,2% GDP năm 2021. Trong đó có tới 16 dự án hạ tầng giao thông trọng điểm tính đến cuối năm nay. Trong bối cảnh giá sắt thép bắt đầu hạ nhiệt, sẽ góp phần hỗ trợ cho hoạt động đầu tư xây dựng sau khoảng thời gian gián đoạn vì dịch bệnh.

Tuy nhiên, trái ngược với sắt thép, giá một số vật liệu xây dựng khác vẫn đang trên đà tăng mạnh. Điển hình là xi măng đã có 3 lần tăng giá kể từ đầu năm 2022 sau khi giá than đã tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái do nguồn cung thắt chặt. Giá cát bê tông cũng tăng lên hơn 20% so với hồi đầu tháng 6/2021. Các vật liệu xây dựng khác như gạch, đá cũng biến động tăng nhẹ so với năm trước. Những diễn biến trái chiều đối với giá vật liệu xây dựng vẫn sẽ tạo ra thách thức lớn trong tiến trình phục hồi tăng trưởng của nước ta.