1. Cây cảnh nha đam
Cây cảnh nha đam còn có tên gọi khác là cây cảnh lô hội (tên khoa học Aloe vera, A. barbadensis, A. vulgaris), có nguồn gốc từ Bắc Phi. Đây là loài cây cảnh đã du nhập vào Việt Nam từ lâu và hiện đã trở nên quen thuộc với rất nhiều người.
Hiện nay, cây cảnh nha đam là nguyên liệu xuất hiện trong nhiều loại mỹ phẩm làm đẹp (các loại mặt nạ, sữa rửa mặt, kem dưỡng…); người ta còn sử dụng cây cảnh nha đam để nấu các món nước, chè giải nhiệt và chữa bệnh.
Từ lâu, y học cổ truyền và hiện đại ca ngợi công dụng của cây cảnh nha đam. Theo y học cổ truyền, nha đam có vị đắng, tính hàn, tác dụng sát trùng, thanh nhiệt, thông tiện, làm mát gan. Vì thế, nó được dùng để chữa các chứng rối loạn tiêu hoá, ăn uống không tiêu, làm thuốc nhuận trường, tẩy xổ… Nha đam còn có tác dụng thông mật, nhuận gan, kiện tỳ vị, chữa viêm loét dạ dày.
Việc trồng một chậu cây cảnh nha đam trong nhà là điều cần thiết để bạn có nguyên liệu làm đẹp sạch và có thể chế biến món chè nha đam, nước nha đam giải nhiệt bất cứ khi nào. Đồng thời, khi bị bỏng, nha đam sẽ giúp bạn chữa trị vết thương rất đắc lực.
Không dừng lại ở đó, hiện nay, ngày càng nhiều người quan tâm và nhận ra tầm quan trọng của việc sử dụng cây cảnh phong thủy trong đời sống hàng ngày và đang được lan rộng tại Việt Nam. Từ nơi ở cho đến các trụ sở văn phòng làm việc đều được trồng được trồng các loại cây cảnh khác nhau để tượng trưng cho sự mong muốn, tài lộc, may mắn, xua đuổi những điều không tốt cho gia đình.
Và trong đó, nha đam cũng là một trong số những cây cảnh phong thủy được nhiều người quan tâm và ưa chuộng và trồng tại nhà. Vì đây là một loại cây cảnh dễ phát triển và chăm sóc rất đễ dàng không tốn quá nhiều thời gian. Đặc biệt, nha đam là loài cây cảnh nhỏ gọn tiện lợi có thể đặt ở nơi làm việc cũng có thể đặt ở trong các sân vườn, ban công trong nhà đều hỗ trợ cho phong tủy và mang đến điểm lành cho chủ nhà.
2. Cây cảnh nhất mạt hương (Echeveria)
Nhất mạt hương là loài cây cảnh thân thảo thuộc họ hoa môi, có tên khoa học là Plectranthus hadiensis var. tomentosus. Ngoài ra, nhất mạt hương còn được gọi với những cái tên quen thuộc như sen thơm, sen đá lá thơm,... Loài cây cảnh này có xuất xứ từ Nam Phi rồi lan rộng ra nhiều nước.
Cây cảnh cao trung bình từ 10 - 20cm. Thân và cành nhỏ, bên trong mọng nước và thường mọc thành bụi. Bề mặt lá có lớp lông mỏng, mép lá có răng cưa tựa như đường lượn sóng. Lá mọc từ thân chính, khá dày và có cuống dài. Lá có màu xanh thẫm, hình tròn ô van.
Nhất mạt hương có hoa mọc thẳng từ cuống lá, dạng chùm và có màu tím. Bông hoa nhỏ nhưng có hương thơm dễ chịu. Nhưng nhất mạt hương rất hiếm ra hoa khi được trồng cảnh.
Ban đầu, bạn sẽ nhầm lẫn nhất mạt hương với cây húng bạc hà nhưng nếu bạn quan sát kỹ sẽ có thể phân biệt được. Về đặc tính sống, cây có sức sống tốt ở nhiều môi trường. Cây cảnh ưa ẩm, chịu nắng nóng và chịu úng kém. Môi trường thích hợp để trồng cây là những nơi có bóng râm mát mẻ.
Bạn có thể lấy lá của nó để pha trà và làm rượu, sẽ cho ra hương vị rất độc đáo. Bạn cũng có thể lấy lá nhất mạt hương nấu thành súp hoặc trộn làm món ăn lạnh với hương vị sảng khoái, bổ dưỡng.
Một tác dụng tuyệt vời nữa của nhất mạt hương là mùi hương của nó có thể đuổi muỗi. Ngoài ra, lấy vài chiếc lá, ép lấy nước rồi bôi vào nốt muỗi đốt có thể giảm ngứa và giảm sưng tấy.
Về khía cạnh phong thủy thì loài cây cảnh này mang đến nhiều tài lộc, may mắn cho gia chủ. Chính vì vậy vào những dịp khai trương, tân gia,... nhiều người thường sử dụng nhất mạt hương làm quà tặng.
Với vẻ ngoài xinh xắn, dễ trồng thì nhất mạt hương chủ yếu được trồng để làm cảnh. Một số cây cảnh được trồng trong những chậu nhỏ có hình dáng dễ thương để trang trí ở bàn học, bàn làm việc, bàn ăn,...
Bạn có thể trồng nhất mạt hương ở trong sân vườn nhà mình. Vào cuối ngày hoặc sau khi làm việc mệt mỏi bạn có thể thư giãn với những bụi cây này bằng cách ngắm, chăm sóc và ngửi hương thơm của chúng để giải tỏa áp lực.
Nhất mạt hương còn có công dụng thanh lọc không khí giúp không gian nhà bạn trở nên thoáng mát, trong lành hơn. Bên cạnh đó, loài cây cảnh này còn có khả năng xua đuổi côn trùng nữa đấy!
3. Cây cảnh quất
Cây quất là cây ăn quả rất quen thuộc với người dân Việt Nam, đặc biệt là mỗi dịp tết đến xuân về. Trong phong thủy cây quất là cây cảnh đại diện cho sự sung túc, may mắn no đủ cho cả gia đình trong năm mới.
Không chỉ vậy, quất còn là vị thuốc quý. Theo Đông y, trái quất vị chua ngọt, tính ấm, có tác dụng chữa ho do phong hàn, các bệnh đường tiêu hoá (đầy tức vùng thượng vị, đau dạ dày, nôn mửa, chán ăn), đau bụng hoặc sa dạ con sau sinh...
Các bộ phận khác của cây quất như lá, rễ, hạt cũng được dùng làm thuốc. Lá quất vị cay đắng, tính lạnh, có tác dụng thư can (điều hoà, cải thiện chức năng gan), khai vị khí (kích thích tiêu hoá), thông phế khí, chống nôn, nấc, tiêu hạch...
4. Cây cảnh đinh lăng
Cây cảnh đinh lăng được Hải Thượng Lãn Ông – nhà đại danh y của dân tộc ta ví như “nhân sâm”. Có tên gọi như vậy vì cây cảnh đinh lăng là dược liệu quý có tác dụng bồi bổ sinh lực và trí lực. Lá của cây cảnh đinh lăng thường được nhân dân sắc cho phụ nữ sau sinh uống để cơ thể khoẻ mạnh, có nhiều sữa; Rễ Đinh lăng rửa sạch, tán nhỏ, ngâm rượu để bồi bổ cơ thể, khí huyết và tăng lự.
Đinh lăng thuộc loại cây cảnh thân nhỏ, phần thân nhẵn mịn, cao từ 0.8 – 1.5m. Lá đinh lăng là lá kép, xẻ 3 lần theo hình lông chim. Phần cuống lá nhỏ,dài và gầy, phiến lá đinh lăng hình răng cưa, đều, có mùi thơm. Hoa đinh của loại cây này có chùy ngắn, khoảng 7mm – 18mm, nhiều tán, có nhiều hoa. Nhị và tràng hoa 5, nhỏ, gầy. Quả đinh lăng dài, dẹt, dài khoảng 2 – 4mm, dày 1mm. Rễ cây cong cong queo, màu vàng nhạt, bên ngoài có màu trắng xám, nhiều lỗ nhỏ.Bộ phận thường dùng là rễ và lá đinh lăng.
Đặc biệt lá đinh lăng có rất nhiều công dụng. Trong dân gian lá đinh lăng có thể chữa trị ho ra máu, chữa tắc tia sữa, làm mát huyết, chữa mẩn ngứa... Có thể lấy lá đinh lăng làm nguyên liệu chế biến một số món ăn nhằm kích thích tiêu hóa và bồi dưỡng cơ thể.
Người ta thường chọn loại lá đinh lăng nhỏ có nhiều răng cưa để làm rau ăn kèm với món gỏi cá. Một số gia đình còn cho thêm vài cọng lá đinh lăng trong lớp lá bưởi khi gói nem. Thứ cây thuốc này vừa làm đẹp cho chiếc nem vừa tạo mùi vị hấp dẫn.
5. Cây cảnh hương thảo
Cây cảnh hương thảo là một loại cây gia vị được sử dụng rộng rãi ở các nước châu Âu và châu Mỹ, thường được ăn với bít tết và các loại thực phẩm khác.
Ngoài ra, hương thảo cũng được trồng để làm cảnh. Nó có khả năng thích ứng mạnh mẽ ở nhiều môi trường. Bạn có thể trồng loại cây cảnh- gia vị này ở ngoài sân hoặc ban công.
Cần lưu ý cây hương thảo không chịu úng nên bạn cần sử dụng loại đất tơi xốp và thoáng khí, tốt nhất là đất cát pha mùn lá. Khi tưới nước, hãy quan sát độ khô và ướt của đất trước rồi hãy tưới. Nếu đất khô khoảng 3cm thì hãy tưới kỹ.
Sau khi tưới, bạn nên để cây ở nơi thoáng gió như trên bệ cửa sổ hoặc ban công nơi có nắng. Bạn cũng cần bón phân hữu cơ một hoặc hai lần một tháng.
Nếu trồng hương thảo ở nhà, khi chiên bít tết bạn có thể xào một ít cành và lá của nó để lên thịt sẽ làm cho bít tết thơm ngon hơn. Bên cạnh đó, lấy lá của nó pha thành trà thơm cũng cho hương vị rất dễ chịu, sảng khoải.