Dân Việt

Giá vật liệu hôm nay 13/7: Giá thép tiếp tục giảm "sốc"

P.V 13/07/2022 13:56 GMT+7
Giá vật liệu hôm nay 13/7: Trên sàn giao dịch Thượng Hải giá thép hôm nay tiếp đà giảm về ngưỡng 3.928 nhân dân tệ/tấn. Hôm nay ghi nhận các thương hiệu thép trong nước không có biến động sau khi giảm giá mạnh lần thứ 8 liên tiếp từ 200.000-360.000 đồng/tấn 3 ngày trước đó...

Giá vật liệu hôm nay 13/7: Giá thép tiếp tục giảm về mức 3.928 nhân dân tệ/tấn

Giá thép hôm nay giao tháng 10/2022 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 69 nhân dân tệ xuống mức 3.928 nhân dân tệ/tấn. 

Các kho dự trữ thép ở Trung Quốc đã tăng vượt sau khi Bắc Kinh mạnh tay siết lĩnh vực bất động sản. Bên cạnh đó, chính sách "Zero Covid" của nước này khiến các hoạt động xây dựng bị hạn chế.

Theo khảo sát mới nhất của Hiệp hội Sắt thép Trung Quốc, mặc dù hàng tồn kho có xu hướng giảm vào cuối tháng 6 khi Bắc Kinh rút lại một số quy định hà khắc nhất liên quan tới dịch Covid-19, song lượng hàng vẫn cao hơn 23% so với cùng kỳ năm ngoái.

Về giá giao ngay, thép thanh vằn giảm 1,3% xuống còn 4.032 nhân dân tệ/tấn (599 USD/tấn). Cuộn cán nóng giảm 4.088 nhân dân tệ/tấn (607 USD/tấn). Cuộn cán nguội giảm 0,4% xuống 4.606 nhân dân tệ/tấn (684 USD/tấn).

Giá quặng 63,5% Fe giao tại cảng Thiên Tân, Trung Quốc ngày 12/7 là 107,5 USD/tấn, giảm 4,4% so với ngày trước đó, thấp nhất từ giữa tháng 12/2021.

Giá quặng sắt giảm vì nhu cầu yếu do nhiều nhà máy cắt giảm sản xuất và tồn kho tại các cảng ở Trung Quốc tăng.

Tồn kho quặng sắt Trung Quốc đánh dấu tuần tăng thứ hai liên tiếp lên 128,3 triệu tấn. Trong khi đó, nhu cầu quặng sắt vẫn thấp do các nhà máy thép vẫn đang giảm sản lượng và chịu lỗ do tồn kho cao, đơn hàng chậm chạp. Theo khảo sát của công ty My Steel, công suất thực tế của 247 nhà máy thép Trung Quốc trong tháng 7 chỉ đạt khoảng 85%.

Một số nguồn tin của S&P Global cho rằng nhu cầu tiêu thụ thép của khu vực ASEAN có thể trở lại mức trước đại dịch sớm nhất là vào năm 2023.

Hiệp hội Thép Thế giới (WSA) dự báo năm 2022, nhu cầu tiêu thụ thép của của ASEAN đạt khoảng 76,1 triệu tấn, tăng 4,8% so với mức 72,6 triệu tấn vào năm 2021. Tuy nhiên, con số này vẫn thấp hơn mốc 80,3 triệu tấn của năm 2019, tức trước khi đại dịch bùng phạt.

WSA cũng cho rằng nhu cầu tiêu thụ thép của ASEAN sẽ trở lại mức trước đại dịch vào năm 2023 với khoảng 80,8 triệu tấn. Chuyên gia của WSA nhận định, dự báo nhu cầu thép năm 2022 và 2023 của ASEAN được đưa ra dựa trên một số kịch bản nhất định và đi kèm rủi ro suy yếu.

S&P Global ước tính rằng để đạt công suất sản xuất thép 50 triệu tấn/năm, Đông Nam Á sẽ cần khoảng 10 năm, thay vì 5-6 năm như dự tính trước đây. Nhận định này có vẻ khá thận trọng, song sẽ không có gì bất ngờ nếu công suất mới vẫn ở dưới 50 triệu tấn/năm.

Giá vật liệu trong nước hôm nay 13/7 

Về thị trường thép trong nước, giá thép hôm nay (13/7), ghi nhận các thương hiệu thép trong nước không có biến động sau khi giảm giá mạnh lần thứ 8 liên tiếp từ 200.000-360.000 đồng/tấn từ ngày 9/10.

Theo đó, tại khu vực miền Bắc, Hòa Phát điều chỉnh giảm 360.000 đồng/tấn và 200.000 đồng/tấn đối với thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300. Sau điều chỉnh, giá hai loại này còn 16,24 triệu đồng/tấn và 16,6 triệu đồng/tấn.

Với thép Việt Ý, CB240 và D10 CB300 giảm lần lượt 200.000 đồng/tấn và 210.000 đồng/tấn xuống còn 16,16 triệu đồng/tấn và 16,56 triệu đồng/tấn.

Về thép Việt Đức, hai loại thép trên giảm lần lượt 300.000 đồng/tấn và 190.000 đồng/tấn còn 16,06 triệu đồng/tấn và 16,51 triệu đồng/tấn.

Với thép Kyoei, giá hôm nay là 16,06 triệu đồng/tấn và 16,46 triệu đồng/tấn đối với CB240 và D10 CB300 sau khi giảm 200.000 đồng/tấn và 140.000 đồng/tấn theo thứ tự.

Như vậy, trong hơn 2 tháng, giá thép ghi nhận lần giảm thứ 8 với tổng mức giảm đến hơn 3 triệu đồng/tấn, tùy từng thương hiệu và loại thép.

Tuy nhiên, trái ngược với sắt thép, giá một số vật liệu xây dựng khác vẫn đang trên đà tăng mạnh. Điển hình là xi măng đã có 3 lần tăng giá kể từ đầu năm 2022 sau khi giá than đã tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái do nguồn cung thắt chặt. Giá cát bê tông cũng tăng lên hơn 20% so với hồi đầu tháng 6/2021. Các vật liệu xây dựng khác như gạch, đá cũng biến động tăng nhẹ so với năm trước. 

Với xi măng, nhìn chung, các doanh nghiệp trong ngành xi măng có kết quả kinh doanh không mấy khả quan. Nguyên liệu sản xuất đầu vào tăng giá cùng với sự cạnh tranh trên thị trường đã khiến biên lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành này suy giảm.

Theo Hiệp hội Xi măng Việt Nam (VNCA), giá bán xi măng trong nước vẫn đang có sự chênh lệch lớn theo khu vực, dự báo sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Hiện nay, giá xi măng vẫn đang có sự chênh lệch theo khu vực, giá xi măng tại miền Nam đang ở mức tương đối cao.

Giá vật liệu hôm nay 13/7: Giá thép tiếp tục giảm "sốc" - Ảnh 2.

Giá thép hôm nay (13/7), ghi nhận các thương hiệu thép trong nước không có biến động sau khi giảm giá mạnh lần thứ 8 liên tiếp từ 200.000-360.000 đồng/tấn từ ngày 9/10.

Giá vật liệu hôm nay 13/7: Giá thép tiếp tục giảm "sốc" - Ảnh 3.

Giá thép hôm nay (13/7), ghi nhận các thương hiệu thép trong nước không có biến động sau khi giảm giá mạnh lần thứ 8 liên tiếp từ 200.000-360.000 đồng/tấn từ ngày 9/10.

Nguyên nhân giá thép giảm, theo lý giải của Hiệp hội Thép Việt Nam, trong những tháng đầu năm 2022, kinh tế Việt Nam phục hồi. Tuy nhiên, cầu sử dụng thép trong các công trình xây dựng không cao nên tiêu thụ thép giảm. Áp lực cầu yếu ở thị trường Trung Quốc và toàn cầu kéo theo giá giao dịch các sản phẩm thép giảm.

Bên cạnh đó, giá nguyên vật liệu giảm liên tục từ cuối tháng 4 khiến thị trường chững lại. Ngày 7/6, giá phôi thép giao dịch tại Đông Nam Á ở mức 649 USD/tấn, giảm 163 USD/tấn so với đầu tháng 5. Trước nhu cầu giảm, nhà phân phối tìm cách giảm tồn kho, chỉ mua loại và lượng cần thiết để đáp ứng nhu cầu của khách hàng kéo tiêu thụ thép trong nước đi xuống.

Giá thép tại miền Bắc

Theo SteelOnline.vn, thương hiệu thép Hòa Phát hôm nay, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.240 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.600 đồng/kg.

Với thương hiệu thép Việt Ý, 2 sản phẩm của hãng gồm thép cuộn CB240 bình ổn giá bán ở mức 16.160 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.560 đồng/kg.

Thương hiệu thép Việt Đức với 2 sản phẩm của hãng gồm dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.060 đồng/kg; còn thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.510 đồng/kg.

Thép VAS (Việt Mỹ) không có biến động, hiện 2 sản phẩm của hãng gồm dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.160 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.260 đồng/kg.

Thép Việt Nhật, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.160 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.360 đồng/kg.

Thép Việt Sing, với thép cuộn CB240 tạm thời ở mức 16.140 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.440 đồng/kg.

Giá vật liệu hôm nay 9/7: Giá thép trong nước giảm lần thứ 8 liên tiếp, giảm hơn 200.000 đồng/tấn - Ảnh 4.

Giá vật liệu hôm nay 13/7

Giá vật liệu hôm nay 9/7: Giá thép trong nước giảm lần thứ 8 liên tiếp, giảm hơn 200.000 đồng/tấn - Ảnh 5.

Giá vật liệu hôm nay 13/7

Giá vật liệu hôm nay 9/7: Giá thép trong nước giảm lần thứ 8 liên tiếp, giảm hơn 200.000 đồng/tấn - Ảnh 6.

Giá vật liệu hôm nay 13/7

Giá thép tại miền Trung

Thép Hòa Phát, dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.240 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.650 đồng/kg.

Thép Việt Đức, dòng thép cuộn CB240 có giá 16.160 đồng/kg và thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 16.610 đồng/kg.

Thép VAS với 2 sản phẩm của hãng gồm dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.160 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.260 đồng/kg.

Thép Pomina, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 17.200 đồng/kg; còn thép thanh vằn D10 CB300 có giá bán 17.510 đồng/kg.

Giá vật liệu hôm nay 9/7: Giá thép trong nước giảm lần thứ 8 liên tiếp, giảm hơn 200.000 đồng/tấn - Ảnh 7.

Giá vật liệu hôm nay 13/7

Giá vật liệu hôm nay 9/7: Giá thép trong nước giảm lần thứ 8 liên tiếp, giảm hơn 200.000 đồng/tấn - Ảnh 8.

Giá vật liệu hôm nay 13/7

Giá thép tại miền Nam

Thép Hòa Phát, với dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 16.240 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.650 đồng/kg.

Thép Pomina, với dòng thép cuộn CB240 duy trì mức 17.000 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.560 đồng/kg.

Thép VAS, với dòng thép cuộn CB240 15.960 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.060 đồng/kg.

Thép Tung Ho với dòng thép cuộn CB240 có mức giá 16.140 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 hiện có giá 16.290 đồng/kg.

Giá vật liệu hôm nay 9/7: Giá thép trong nước giảm lần thứ 8 liên tiếp, giảm hơn 200.000 đồng/tấn - Ảnh 9.

Giá vật liệu hôm nay 13/7

Giá vật liệu hôm nay 9/7: Giá thép trong nước giảm lần thứ 8 liên tiếp, giảm hơn 200.000 đồng/tấn - Ảnh 10.

Giá vật liệu hôm nay 13/7

VSA dự báo các doanh nghiệp thép trong nước sẽ tiếp tục đối mặt với những khó khăn, thách thức và những yếu tố bất ổn trong 6 tháng cuối năm 2022. Báo cáo của Bộ Công Thương mới đây cho biết dự kiến trong năm 2022, Việt Nam phải nhập khẩu nhiều loại nguyên liệu để sản xuất thép như quặng sắt cho các lò cao khoảng hơn 18 triệu tấn, thép phế khoảng 6-6,5 triệu tấn cho các lò điện, than mỡ luyện cốc khoảng 6,5 triệu tấn và điện cực graphite khoảng 10.000 tấn… với dự báo giá quặng sắt, thép phế, quặng nguyên liệu thô và than mỡ luyện cốc… vẫn duy trì ở mức cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp sản xuất thép và thị trường thép trong nước.

Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho rằng thị trường thép nửa cuối năm sẽ khó khăn hơn khi giá thép xây dựng trong nước sẽ tiếp tục giảm, thậm chí có thể kéo dài đến hết quý III, trong khi lợi nhuận mảng xuất khẩu thép không còn tốt như trước.

Theo báo cáo chiến lược 6 tháng cuối năm của VNDirect, tổng mức đầu tư của các dự án giao thông trọng điểm tại Việt Nam lên tới 32,1 tỷ USD trong giai đoạn 2022-30. Trong cả năm 2022, các chuyên gia của VNDirect vẫn duy trì kỳ vọng vốn đầu tư công thực hiện tăng 20-30% so với cùng kỳ khi tăng trưởng trong nửa cuối năm 2022 sẽ cao hơn nửa đầu năm nhờ mức nền thấp của cùng kỳ 2021. Với việc Việt Nam vẫn đang từng bước mở cửa lại nền kinh tế sau dịch bệnh, VNDirect kỳ vọng giải ngân đầu tư công sẽ tăng trưởng trong ngành xây dựng và vật liệu xây dựng.

Báo cáo của VNDirect cho rằng việc đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng và sự nóng lên của thị trường bất động sản nhà ở sẽ giúp sản lượng tiêu thụ thép xây dựng của Việt Nam tăng lần lượt 5% trong năm 2022 và 15% trong 2023.

VNDirect kỳ vọng giá bán thép xây dựng sẽ giảm dần về mức trung bình trong dài hạn, tuy nhiên triển vọng nhu cầu thép phục hồi mạnh sau đại dịch và giá nguyên liệu đầu vào vẫn duy trì ở mức cao sẽ khiến quá trình giảm giá này kéo dài hơn dự kiến. CTCK cho rằng giá thép xây dựng nội địa sẽ tăng 1% so với cùng kỳ trong năm 2022 trước khi giảm 10% so với cùng kỳ trong năm 2023.

Được biết, ngày 12/7, Bộ Công Thương thông báo gia hạn thời hạn rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số mặt hàng thép hình chữ H có xuất xứ từ Trung Quốc.

Trước đó, ngày 13/10/2021, Bộ Công Thương đã rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số mặt hàng thép hình chữ H có xuất xứ từ Trung Quốc. Mã vụ việc là ER01.AD03.

Theo quy định của Luật Quản lý Ngoại thương, thời hạn rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá là không quá 9 tháng kể từ ngày có quyết định rà soát (tức 13/7). Trong trường hợp cần thiết có thể gia hạn một lần nhưng không quá 3 tháng.

Để có thêm thời gian xem xét và đảm bảo việc điều tra, Bộ Công Thương gia hạn thời hạn rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá với một số mặt hàng thép hình chữ H có xuất xứ từ Trung Quốc. Theo đó, thời hạn rà soát cuối kỳ vụ việc được lùi đến ngày 5/9.