Giá vật liệu hôm nay 5/7: Giá thép tiếp tục biến động, thông tin "nóng" về thép Trung Quốc

P.V Thứ ba, ngày 05/07/2022 14:13 PM (GMT+7)
Giá vật liệu hôm nay 5/7: Hôm nay ghi nhận các thương hiệu thép trong nước không có biến động; trên Sàn giao dịch Thượng Hải, giá thép tăng nhẹ trở lại, đạt mức 4.217 nhân dân tệ/tấn.
Bình luận 0

Giá vật liệu hôm nay 5/7: Thép xây dựng tăng nhẹ trên sàn, đạt mức 4.217 nhân dân tệ/tấn 

Giá thép hôm nay giao tháng 10/2022 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 3 nhân dân tệ lên mức 4.217 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 10h00 (giờ Việt Nam).

Giá vật liệu hôm nay 5/7: Giá thép tiếp tục biến động, thông tin "nóng" về thép Trung Quốc   - Ảnh 2.

Giá vật liệu hôm nay 5/7: Thép xây dựng tăng nhẹ trên sàn, đạt mức 4.217 nhân dân tệ/tấn. Ảnh: MXV

Trong khi đó, theo Trading Economics, giá thép cuộn cán nóng tại Trung Quốc ngày 5/7 là 917 USD/tấn, giảm 1,4% so với ngày trước đó và là mức thấp nhất 19 tháng.

Giá quặng cũng đi xuống. Quặng 62% Fe nhập khẩu vào miền Bắc Trung Quốc là 110 USD/tấn, giảm 4,4% so với ngày trước đó.

Quặng giao tháng 9 giao dịch trên sàn Đại Liên, Trung Quốc là 107,5 USD/tấn, thấp nhất kể từ 23/6.

Bên cạnh sức ép từ yếu tố dịch bệnh mới, nhà cung cấp thông tin kim loại tại Trung Quốc (SMM) cho biết tính đến ngày 1/7, tồn kho sắt tại cảng đã tăng 650.000 tấn so với tuần trước. Trong khi đó, hạn hán ở miền Bắc và lũ lụt ở miền Nam Trung Quốc đã làm ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ sắt thép vốn đang tiêu cực. 

Các lô hàng từ Úc và Brazil có xu hướng tăng trưởng trong tương lai trong khi sức tiêu thụ yếu đã gây áp lực lên giá quặng sắt. Bên cạnh đó, việc cắt giảm sản lượng tại các nhà máy thép sẽ có xu hướng mở rộng trong tháng 7 so với tháng 6 nhằm mục đích giảm thiểu thiệt hại do biên lợi nhuận thấp sẽ làm giảm nhu cầu quặng sắt luyện thép.

Chưa kể, các nhà máy Trung Quốc cho ngừng hoạt động hàng chục lò cao do nguồn dự trữ đang rất lớn sau khi nhu cầu tại Trung Quốc suy yếu do ảnh hưởng bởi Covid-19 và thời tiết xấu. Lo ngại về suy thoái toàn cầu cộng với việc Bắc Kinh hạn chế sản lượng thép để bảo vệ môi trường cũng là những yếu tố khiến nhu cầu quặng đi xuống.

Theo số liệu của Hiệp hội Thép Thế giới (WSA), tổng sản lượng thép toàn cầu 5 tháng đầu 2022 là xấp xỉ 792 triệu tấn, giảm 6,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng Trung Quốc đóng góp gần 55% sản lượng cả thế giới.

Hầu hết quốc gia trong top 10 ngành thép thế giới ghi nhận lượng thép thô xuất xưởng giảm so 5 tháng đầu 2021, Ấn Độ là ngoại lệ duy nhất.

Giá vật liệu trong nước hôm nay 5/7 

Trên thị trường nội địa, giá thép hôm nay vẫn giữ nguyên sau điều chỉnh vào ngày 27/6. Theo đó, tại khu vực miền Bắc, giá thép nhìn chung điều chỉnh giảm 150.000 đồng/tấn và 300.000 đồng/tấn đối với thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300. Sau điều chỉnh, giá hai loại này còn 16,5 triệu đồng/tấn và 16,8 triệu đồng/tấn.

Trong vòng chưa đầy 2 tháng trở lại đây, giá thép trong nước đã có 7 lần điều chỉnh giảm với tổng mức giảm khoảng gần 3 triệu đồng/tấn. Tuy nhiên, trái ngược với sắt thép, giá một số vật liệu xây dựng khác vẫn đang trên đà tăng mạnh. Điển hình là xi măng đã có 3 lần tăng giá kể từ đầu năm 2022 sau khi giá than đã tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái do nguồn cung thắt chặt. Giá cát bê tông cũng tăng lên hơn 20% so với hồi đầu tháng 6/2021. Các vật liệu xây dựng khác như gạch, đá cũng biến động tăng nhẹ so với năm trước. 

Giá vật liệu hôm nay 5/7: Giá thép tiếp tục biến động, thông tin "nóng" về thép Trung Quốc   - Ảnh 3.

Nhiều doanh nghiệp thông báo hạ giá sản phẩm thép với mức giảm đến 300.000 đồng/tấn và là lần giảm thứ 7 liên tiếp kể từ ngày 11/5. Ảnh: CTV

Giá vật liệu hôm nay 5/7: Giá thép tiếp tục biến động, thông tin "nóng" về thép Trung Quốc   - Ảnh 4.

Ngày 5/7, ghi nhận các thương hiệu thép trong nước không có biến động.

Giá vật liệu hôm nay 5/7: Giá thép tiếp tục biến động, thông tin "nóng" về thép Trung Quốc   - Ảnh 5.

Ngày 5/7, ghi nhận các thương hiệu thép trong nước không có biến động.

Về thị trường thép trong nước, giá thép hôm nay (4/7), giá thép giữ nguyên sau khi điều chỉnh vào ngày 27/6. Theo đó, tại khu vực miền Bắc, Hòa Phát điều chỉnh giảm 150.000 đồng/tấn và 300.000 đồng/tấn đối với thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300. Sau điều chỉnh, giá hai loại này còn 16,5 triệu đồng/tấn và 16,8 triệu đồng/tấn. 

Với thép Việt Ý, CB240 và D10 CB300 giảm lần lượt 150.000 đồng/tấn và 200.000 đồng/tấn xuống còn 16,36 triệu đồng/tấn và 16,77 triệu đồng/tấn.

Về thép Việt Đức, hai loại thép trên giảm lần lượt 150.000 đồng/tấn và 300.000 đồng/tấn còn 16,36 triệu đồng/tấn và 16,77 triệu đồng/tấn.

Với thép Kyoei, giá hôm nay là 16,26 triệu đồng/tấn và 16,66 triệu đồng/tấn đối với CB240 và D10 CB300 sau khi giảm 200.000 đồng/tấn và 210.000 đồng/tấn theo thứ tự.

Như vậy, trong vòng hơn 6 tuần, giá thép ghi nhận lần giảm thứ 7 với tổng mức giảm đến gần 3 triệu đồng/tấn, tùy từng thương hiệu và loại thép

Nguyên nhân giá thép trong nước quay đầu giảm mạnh sau thời gian tăng nóng được cho là giá phôi thép và nguyên vật liệu đầu vào có xu hướng đi xuống. Giá nguyên vật liệu trong sản xuất thép liên tục giảm từ cuối tháng 3 đến nay khiến thị trường thép chững lại.

Giá thép tại miền Bắc

Theo SteelOnline.vn, thương hiệu thép Hòa Phát hôm nay, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.500 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.800 đồng/kg.

Với thương hiệu thép Việt Ý, 2 sản phẩm của hãng gồm thép cuộn CB240 bình ổn giá bán ở mức 16.360 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.770 đồng/kg.

Thương hiệu thép Việt Đức với 2 sản phẩm của hãng gồm dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.360 đồng/kg; còn thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.770 đồng/kg.

Thép VAS (Việt Mỹ) không có biến động, hiện 2 sản phẩm của hãng gồm dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.360 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.410 đồng/kg.

Thép Việt Nhật, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.560 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.770 đồng/kg.

Thép Việt Sing, với thép cuộn CB240 tạm thời ở mức 16.390 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.600 đồng/kg.

Giá vật liệu hôm nay 27/6: Giá thép trong nước giảm lần thứ 7 liên tiếp, giảm 300.000 đồng/tấn - Ảnh 5.

Giá vật liệu hôm nay 5/7

Giá vật liệu hôm nay 27/6: Giá thép trong nước giảm lần thứ 7 liên tiếp, giảm 300.000 đồng/tấn - Ảnh 6.

Giá vật liệu hôm nay 5/7

Giá vật liệu hôm nay 27/6: Giá thép trong nước giảm lần thứ 7 liên tiếp, giảm 300.000 đồng/tấn - Ảnh 7.

Giá vật liệu hôm nay 5/7

Giá thép tại miền Trung

Thép Hòa Phát, dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.500 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.800 đồng/kg.

Thép Việt Đức, dòng thép cuộn CB240 có giá 16.360 đồng/kg và thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 16.770 đồng/kg.

Thép VAS với 2 sản phẩm của hãng gồm dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.360 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.410 đồng/kg.

Thép Pomina, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 17.460 đồng/kg; còn thép thanh vằn D10 CB300 có giá bán 17.760 đồng/kg.

Giá vật liệu hôm nay 27/6: Giá thép trong nước giảm lần thứ 7 liên tiếp, giảm 300.000 đồng/tấn - Ảnh 8.

Giá vật liệu hôm nay 5/7

Giá vật liệu hôm nay 27/6: Giá thép trong nước giảm lần thứ 7 liên tiếp, giảm 300.000 đồng/tấn - Ảnh 9.

Giá vật liệu hôm nay 5/7

Giá thép tại miền Nam

Thép Hòa Phát, với dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 16.500 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.850 đồng/kg.

Thép Pomina, với dòng thép cuộn CB240 duy trì mức 17.310 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.710 đồng/kg.

Thép VAS, với dòng thép cuộn CB240 16.160 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.260 đồng/kg.

Thép Tung Ho với dòng thép cuộn CB240 có mức giá 16.340 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 hiện có giá 16.540 đồng/kg.

Giá vật liệu hôm nay 27/6: Giá thép trong nước giảm lần thứ 7 liên tiếp, giảm 300.000 đồng/tấn - Ảnh 10.

Giá vật liệu hôm nay 5/7

Giá vật liệu hôm nay 27/6: Giá thép trong nước giảm lần thứ 7 liên tiếp, giảm 300.000 đồng/tấn - Ảnh 11.

Giá vật liệu hôm nay 5/7

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong 5 tháng năm 2022, cả nước nhập khẩu trên 5,25 triệu tấn sắt thép, trị giá gần 5,59 tỷ USD, giá trung bình đạt 1.063,8 USD/tấn, giảm 12% về lượng, nhưng tăng 20,4% kim ngạch và tăng 36,9% về giá so với cùng kỳ năm 2021.

Riêng tháng 5/2022, nhập khẩu 1,28 triệu tấn sắt thép, tương đương trên 1,4 tỷ USD, giá trung bình 1.097,5 USD/tấn, tăng 33% về lượng, tăng 35,4% về kim ngạch, nhưng tăng nhẹ 1,7% về giá so với tháng 4/2022; so với tháng 5/2021 thì tăng 34,5% về lượng, tăng 54,4% kim ngạch và tăng 14,8% về giá.

Sắt thép các loại nhập khẩu vào Việt Nam nhiều nhất có xuất xứ từ Trung Quốc, với 2,17 triệu tấn, tương đương 2,21 tỷ USD, giá 1.018,7 USD/tấn, giảm mạnh 30,6% về lượng, giảm 3,8% về kim ngạch, nhưng tăng mạnh 38,5% về giá so với cùng kỳ năm 2021, chiếm 41,4% trong tổng lượng và chiếm 39,6% trong tổng kim ngạch nhập khẩu sắt thép của cả nước.

Đứng sau thị trường chủ đạo Trung Quốc là thị trường Nhật Bản đạt 870.622 tấn, tương đương 861,54 triệu USD, giá nhập khẩu 989,6 USD/tấn, tăng 10,9% về lượng, tăng 42,7% về kim ngạch, tăng 28,7% về giá so với cùng kỳ năm 2021, chiếm trên 16,6% trong tổng lượng và chiếm 15,4% trong tổng kim ngạch.

Tiếp theo là thị trường Hàn Quốc đạt 561.609 tấn, trị giá 700,02 triệu USD, giá 1.246 USD/tấn, giảm 13% về lượng, nhưng tăng 14,6% về kim ngạch và tăng 32% về giá so với cùng kỳ năm 2021, chiếm 10,7% trong tổng lượng và chiếm 12,5% trong tổng kim ngạch nhập khẩu sắt thép của cả nước.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem