Thịt lợn là loại thịt đỏ phổ biến trên toàn thế giới. Đây là loại thực phẩm giàu protein và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Trước hết, thịt lợn là nguồn protein chất lượng cao. Nói cách khác, thịt lợn chứa đủ nồng độ của tất cả các axit amin thiết yếu. 100g thịt lợn chứa các axit amin với hàm lượng cụ thể là: histidin: 5.751mg; isoleucine: 6.189mg; leucine: 10.387mg; methionin: 3.469mg; phenylalanine: 5.122mg; threonine: 5.171mg; tryptophan: 1.212mg; lysin: 11.482mg.
Thịt lợn cũng là nguồn vitamin và khoáng chất dồi dào. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thịt lợn đóng góp: 16% tổng số chất béo; từ 23-31% tổng lượng protein, selen và thiamin; 11-19% phốt pho, kali, riboflavin, nicacin, vitamin B6 và vitamin B12; 21% tổng lượng kẽm ăn vào.
Không chỉ giàu dinh dưỡng, thịt lợn còn rất dễ ăn và tần suất ăn nhiều nhưng không chán so với các loại thịt khác. Thịt lợn lại dễ chế biến, chế biến được nhiều món ăn từ luộc, rang, chiên, nướng, kho… phù hợp với mọi lứa tuổi từ trẻ em đến người già, vì vậy thịt lợn không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của từng người, từng gia đình.
Thông thường, khi mua thịt lợn, mọi người chỉ quan tâm đến các loại thịt vai, thịt ba chỉ, thịt mông, sườn non... mà ít ai biết có một bộ phận trên con lợn cực thơm ngon, không có mỡ, ăn giòn sần sật lại không hề dai, cũng không "bẩn" như một số nội tạng khác. Bộ phận này mỗi con lợn chỉ có duy nhất 1 chiếc nên thường hết sớm, nhiều người có tiền cũng không mua được.
Phần này chính là lưỡi lợn. Lưỡi lợn không chỉ ngon và thơm mà còn có giá trị dinh dưỡng rất cao. Thịt lưỡi rất giàu calo và axit béo, cũng như kẽm, sắt, choline và vitamin B12. Loại thịt này được coi là đặc biệt có lợi cho những người ốm yếu và phụ nữ đang mang thai.
Sách Dược tính chỉ nam cho biết "lưỡi lợn (trư thiệt) vị ngọt, mặn, tính bình, không độc, tác dụng bổ tỳ vị, ích hư tổn, trợ ngũ tạng, khai vị giúp ăn ngon cơm".
Tuy nhiên, lưỡi lợn chứa hàm lượng cholesterol cao nên bạn chú ý không ăn quá nhiều để tránh mắc các bệnh về tim mạch và bệnh gout. Người đang đau khớp do gout nên kiêng hoặc hạn chế ăn lưỡi lợn do đây là bộ phận bổ dưỡng giàu đạm.
Lưỡi lợn có vị ngọt, mặn, tính bình, không độc, tác dụng bổ tỳ vị, ích hư tổn, trợ ngũ tạng, khai vị, giúp ăn ngon cơm. Trong số các loại nội tạng lợn thì lưỡi là thực phẩm lành tính hơn cả.
Nếu bạn ăn các món ăn từ lưỡi lợn 2 – 3 lần một tuần, tình trạng miễn dịch và khả năng chống lại các loại virus và nhiễm trùng sẽ được cải thiện đáng kể. Điều này có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc một bệnh lý như thiếu máu, vì vitamin B tham gia vào quá trình tạo máu. Cobalamin (B12) có các đặc tính có lợi trong việc cải thiện tình trạng của da và màng nhầy. Vitamin B12 cũng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa và hình thành các axit amin. Protein có nguồn gốc động vật có đặc tính hữu ích là kìm hãm cơn đói trong thời gian dài, vì nó chứa một lượng lớn protein và được dạ dày hấp thụ nhanh chóng. Với chế độ ăn kiêng, đặc tính này của lưỡi lợn đơn giản là không thể thay thế được.
Ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng về việc đưa lưỡi lợn vào chế độ ăn uống khi mang thai và khi cho con bú là khác nhau. Mặt khác, nó có lợi vì nó có hàm lượng cao các nguyên tố vi lượng và vĩ mô hữu ích, có tác dụng hữu ích đối với tình trạng của xương, cơ và các hệ thống khác của phụ nữ mang thai.
Ngoài ra, một người phụ nữ khi đang mang thai mà phải chịu một gánh nặng gấp đôi, thường dẫn đến thiếu máu. Lợi ích của loại phụ phẩm này là đặc tính làm giảm nguy cơ phát triển bệnh lý này, vì các vitamin chứa trong nó có liên quan đến quá trình tạo máu.
Lưỡi lợn cũng rất hữu ích cho bà mẹ đang cho con bú, vì giá trị dinh dưỡng cao của nó góp phần tạo ra sữa và cải thiện chất lượng sữa. Mặt khác, nó có khả năng gây ra phản ứng dị ứng, có thể gây hại cho sức khỏe của cả mẹ và con.
Những người mắc một căn bệnh như đái tháo đường nên ưu tiên lựa chọn giữa lưỡi lợn và lưỡi bò. Điều này là do hàm lượng cholesterol thấp so với thịt lợn, có hại cho bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên, cả hai loại nội tạng đều chứa hàm lượng vitamin B12 và B6 gần như nhau, có lợi cho bệnh nhân tiểu đường. Thiếu các vitamin này làm suy giảm đáng kể độ nhạy cảm của thụ thể insulin.
Đây là món ngon từ lưỡi lợn thơm ngon và dễ chế biến. Lưỡi lợn được xào với tỏi và xả băm cho ra vị hương đặc trưng pha lẫn với vị cay nồng từ ớt. Miếng lưỡi lợn thấm đều gia vị, trình bày ra đĩa đẹp mắt và cùng cả nhà thưởng thức.
Tại sao không thử đổi mới bữa cơm gia đình bằng món ngon từ lưỡi lợn này. Lưỡi lợn xào chua ngọt là sự kết hợp giữa vị chua đặc trưng của cà chua xào với lưỡi lợn được nêm đậm vị. Hương thơm của hành tím, tỏi, ớt dậy càng làm khẩu vị được kích thích.
Lưỡi lợn được hầm với nước tương, tiêu, đường và dầu mè sau đó nướng hoặc lò nướng cho đến khi vàng là được. Lưỡi lợn được nướng vàng đều ăn chung với cơm nóng và đồ chua thì còn gì bằng!
Lưỡi lợn được trộn đều tay với nước trộn chua, mặn, ngọt. Lưỡi lợn được luộc cùng với gừng và trộn cùng hỗn hợp gồm nước mắm, đường, tỏi, ớt, nước cốt chanh được nêm nếm vừa miệng. Còn chần chờ gì mà không thêm món gỏi lưỡi lợn chua cay để làm đa dạng thực đơn gia đình nào!
Lưỡi lợn hầm tiêu cay lạ miệng sẽ khiến cả nhà ăn khen không ngớt lời. Lưỡi lợn nêm nếm thấm vị và được hầm với nước dừa mang đến vị ngọt đặc trưng, cùng với đó là sự cay nồng của ớt sừng. Tuy hơi cay cay nhưng ăn một miếng lại muốn ăn thêm.
Bún lưỡi lợn là sự kết hợp của bún và nước hầm lưỡi lợn, chân giò. Nước hầm được nêm ngon ngọt, vừa ăn. Thêm bún tươi, rau sống, bạc hà, tiếp đến chan nước dùng và đặt lưỡi lợn lên trên sau đó dọn ra để thưởng thức.
Lưỡi lợn được rim với nước dừa, ớt cho săn. Lưỡi lợn mềm ngấm vị ngọt bùi của nước dừa hòa quyện cùng vị cay nồng của ớt, ngoài ra còn có mùi vị đặc trưng của ngũ vị hương. Đây là một món ăn mà bạn nên thử làm để tiếp đãi gia đình và bạn bè.
Món ăn tiếp theo mà Bách hóa XANH muốn giới thiệu cho bạn là món gỏi lưỡi lợn măng chua hấp dẫn, cay cay. Lưỡi lợn kết hợp với nước trộn gỏi được nêm đậm đà cùng với măng chua, hành tây tạo nên món ăn khó lòng cưỡng lại. Dọn thành phẩm ra dĩa rồi rắc đậu phộng lên trên sau đó mời gia đình thưởng thức.
Món cà ri được biến tấu với nguyên liệu mới là lưỡi lợn. Lưỡi lợn nấu cà ri được ướp gia vị đậm đà được nấu chung với nước dừa tạo nên một món cà ri quen mà lạ. Nếu bạn là tín độ của cà ri chắc hẳn không nên bỏ qua món ăn này!
Nhắc đến các món ngon làm từ lưỡi lợn thì không thể không nhắc đến lưỡi lợn luộc. Lưỡi lợn được luộc mềm với gừng ăn kèm với nước mắm tỏi ớt. Đây là món ăn tuy dễ làm nhưng đảm bảo hương vị thơm ngon không ai có thể phủ nhận.
Lưỡi lợn xào lăn giòn thấm vị hòa quyện cùng với tỏi và đã được phi thơm. Lưỡi lợn xào lăn ăn cùng với cơm hay bánh mì thì còn gì sánh bằng. Đây là món ăn đơn giản mà khiến cả nhà phải trầm trồ đây!
Chắc bạn đã quá quen thuộc với món bánh hỏi thịt quay nhưng bạn đã thử món bánh hỏi lưỡi lợn bao giờ chưa? Lưỡi lợn luộc ăn kèm với bánh hỏi, rau sống và chấm nước mắm kết hợp giữa vị mặn và ngọt. Đây cũng là một món ăn dễ làm mà bạn có thể thử tại nhà.
Lưỡi lợn nướng được ướp đậm vị sau đó được nướng trên lửa cho đến khi vàng đều. Hãy thưởng thức món ăn này và quây quần cùng gia đình với những ngày cuối tuần nào!
Nếu bạn muốn đổi món để tránh nhàm chán lagu lưỡi lợn chính là lựa chọn lý tưởng dành cho bạn. Món Lagu được nấu vừa miệng với cà rốt, khoai tây và chấm kèm với bánh mì ngon đảm bảo cả nhà sẽ khen ngợi hết lời!
Đây là món ngon từ lưỡi lợn với cái tên đặc biệt nhưng cách chế biến vô cùng đơn giản. Lưỡi lợn được rim với mắm tỏi sánh mịn, hương vị thì đậm đà khó cưỡng. Ăn món này với cơm nóng thì còn gì bằng. Đây chắc hẳn là món sẽ làm hao cơm đấy!