Lầu Năm Góc có rất nhiều tên lửa hành trình trong kho vũ khí của mình, từ Tomahawk đã phục vụ lâu năm đến JASSM-ER mới. Nhưng một loại tên lửa mới sẽ được đưa vào sử dụng vào năm 2027 hoàn toàn khác: Tên lửa hành trình tấn công Hypersonic (HACM) mới sẽ bay nhanh hơn so với tốc độ đạt tới hiện tại tận 20 lần, khiến kẻ thù không đủ thời gian để thoát khỏi 'cơn thịnh nộ' của nó. HACM sẽ là vũ khí sản xuất hàng loạt đầu tiên sử dụng động cơ phản lực khí nén.
Các tập đoàn vũ khí Raytheon và Northrop Grumman đã giành được hợp đồng trị giá 985 triệu USD để phát triển tên lửa hành trình siêu vượt âm đầu tiên trên thế giới này. HACM, được phát triển cho Hoa Kỳ và Úc, là tên lửa hành trình siêu vượt âm phóng từ trên không được thiết kế để tấn công nhanh các mục tiêu trên mặt đất. Theo các điều khoản của hợp đồng, Lầu Năm Góc sẽ có những tên lửa hoạt động đầu tiên vào năm 2027.
Vào năm 2020, Hoa Kỳ và Úc bắt tay cùng nhau thử nghiệm nghiên cứu chuyến bay tích hợp Southern Cross, hay còn gọi là SCIFiRE. Được đặt tên theo chòm sao xuất hiện trên quốc kỳ của Úc, SCIFiRE có ý định phát triển một hệ thống vũ khí siêu vượt âm được đẩy mạnh bằng khí nén, có thể phóng bằng máy bay chiến đấu hoặc máy bay ném bom hiện có của Hoa Kỳ và Úc, bao gồm cả F / A-18 Super Hornet, F-35A Joint Strike Fighter, máy bay P-8A Poseidon, và các loại khác.
HACM là một loại vũ khí chiến thuật được thiết kế để sử dụng vào giai đoạn đầu của một cuộc xung đột quy mô lớn. "HACM sẽ cung cấp cho các chỉ huy của chúng tôi sự linh hoạt trong chiến thuật để sử dụng máy bay chiến đấu nhằm nắm giữ các mục tiêu có giá trị cao, nhạy cảm với thời gian, có nguy cơ rủi ro trong khi duy trì máy bay ném bom cho các mục tiêu chiến lược khác", Tham mưu trưởng Không quân Hoa Kỳ CQ Brown cho biết trong một tuyên bố của Lực lượng Không quân tuần trước .
Tên lửa hành trình truyền thống về cơ bản là máy bay không người lái. Giống như nhiều loại máy bay khác, động cơ phản lực cánh quạt cung cấp năng lượng cho tên lửa hành trình, đẩy chúng ở tốc độ cận âm. Tên lửa hành trình bay thấp để tránh sự phát hiện của radar và tốc độ cận âm giúp chúng bay thấp hơn và ôm sát mặt đất. Ví dụ, tên lửa hành trình Tomahawk bay ở độ cao từ 98 (gần 30m) đến 164 feet (khoảng 50m) với tốc độ cận âm 880km/h.
HACM là một vũ khí siêu vượt âm, có nghĩa là nó bay với vận tốc Mach 5 hoặc nhanh hơn — nhưng chúng ta vẫn không biết chính xác nó sẽ bay nhanh hơn bao nhiêu. Hầu hết các tên lửa vẫn còn trong bầu khí quyển, như tên lửa không đối không (tên lửa dẫn hướng được bắn từ một máy bay để tiêu diệt máy bay khác), đạt tốc độ khoảng Mach 3+. SCIFiRE có nguồn gốc từ chương trình HIFiRE trước đó, chương trình đã thử nghiệm một động cơ scramjet (động cơ phản lực hút không khí vào, khi cho phép dòng không khí chạy qua động cơ với tốc độ cao hơn cả tốc độ âm thanh) với tốc độ lên đến Mach 8.
HACM sẽ là hệ thống vũ khí hoạt động đầu tiên trên thế giới sử dụng động cơ phản lực khí nén. Giống như động cơ phản lực cánh quạt, máy bay phản lực hút oxy từ bầu khí quyển xung quanh để sử dụng làm nhiên liệu. Điểm khác biệt chính là : Nếu động cơ tuốc bin phản lực hút ôxy ở tốc độ cận âm thì động cơ phản lực khí nén hút ôxy ở tốc độ siêu vượt âm. Nhiều oxy hơn đồng nghĩa với việc cung cấp nhiều nhiên liệu hơn cho động cơ scramjet, giúp nó có thể đẩy tên lửa nhanh hơn. Theo NASA, động cơ scramjet phải hoạt động ở tốc độ ít nhất là Mach 15. Điều đó có nghĩa là khoảng 2640km/h, hoặc đủ nhanh để vòng quanh Trái đất trong khoảng hai giờ.
Vũ khí siêu thanh đang là điểm nóng mới trong chiến tranh. Hầu hết các cường quốc hạt nhân đều có vũ khí siêu thanh từ nửa thế kỷ trở lên, vì tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân di chuyển với tốc độ siêu thanh, tác động đến mục tiêu của chúng với vận tốc lên tới 15.000 dặm một giờ (khoảng 2640km/h). Và HACM vẫn còn là một bí ẩn mà thế giới còn nhiều điều chưa biết và thậm chí là mối bận tâm hàng đầu của các cường quốc quân sự khác bởi không biết nó thực sự bay nhanh như thế nào, hay bay bao xa. Tất cả những gì chúng ta biết là nó đủ nhỏ để mang theo bằng máy bay chiến đấu và sẵn sàng vào năm 2027.