Dân Việt

Giá xăng dầu hôm nay 21/10: Giá xăng tăng nhẹ chiều nay?

Nguyễn Phương 21/10/2022 08:36 GMT+7
Giá xăng dầu hôm nay 21/10: Giá dầu mở cửa phiên với lực mua và lực bán tương đối giằng co, tuy nhiên, đà tăng của giá dầu đã rõ rệt hơn trong bối cảnh thị trường kỳ vọng rằng Trung Quốc sẽ có các biện pháp nới lỏng chính sách Zero-Covid. Giá xăng dầu trong nước dự kiến tăng nhẹ.

Giá xăng dầu hôm nay 21/10: Giá dầu "hóng" tin tức, dầu Brent lên mức hơn 92 USD/thùng

Giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ tăng 0,50% lên mức 84,929 USD/thùng vào lúc 8h17 (giờ Việt Nam) ngày 21/10. Trong khi giá dầu thô Brent tăng 0,35% lên 92,703 USD/thùng.

Giá xăng dầu hôm nay 21/10: Giá xăng tăng nhẹ chiều nay? - Ảnh 1.

Giá xăng dầu hôm nay 21/10: Giá dầu "hóng" tin tức, dầu Brent lên mức hơn 92 USD/thùng

Giá xăng dầu hôm nay 21/10: Giá xăng tăng nhẹ chiều nay? - Ảnh 2.

Giá xăng dầu hôm nay 21/10: Giá dầu "hóng" tin tức, dầu Brent lên mức hơn 92 USD/thùng

Giá xăng dầu hôm nay 21/10: Giá xăng tăng nhẹ chiều nay? - Ảnh 3.

Giá xăng dầu hôm nay 21/10: Giá dầu "hóng" tin tức, dầu Brent lên mức hơn 92 USD/thùng

Giá xăng dầu hôm nay 21/10: Giá xăng tăng nhẹ chiều nay? - Ảnh 4.

Giá xăng dầu hôm nay 21/10: Giá dầu "hóng" tin tức, dầu Brent lên mức hơn 92 USD/thùng

Giá dầu tăng khoảng 1 USD trong phiên giao dịch chiều 20/10 tại châu Á do tâm lý các nhà đầu tư tốt hơn trước thông tin Trung Quốc đang xem xét cắt giảm thời gian cách ly đối với khách du lịch.

Trung Quốc, nhà nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, đã tuân thủ các quy định hạn chế nghiêm ngặt để phòng chống Covid-19 trong năm nay ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động kinh doanh và kinh tế, làm giảm nhu cầu về nhiên liệu.

Nhiều nguồn tin cho biết, Trung Quốc đang cân nhắc khả năng rút ngắn thời gian cách ly phòng, chống Covid-19 đối với khách nhập cảnh từ 10 ngày hiện nay xuống còn 7 ngày. Theo nguồn tin, giới chức Trung Quốc đang nhắm đến mục tiêu rút ngắn thời gian cách ly xuống còn 2 ngày ở khách sạn và sau đó là 5 ngày tại nhà. Tuy nhiên, hiện chưa rõ về cách thức áp dụng những quy định mới liên quan đến cách ly tại nhà đối với người nước ngoài và những du khách khác không có giấy phép cư trú ở Trung Quốc.

Lần cuối cùng Trung Quốc nới lỏng yêu cầu kiểm soát dịch đối với khách du lịch là vào cuối tháng 6. Kể từ đó đã có nhiều chuyến bay chở khách quốc tế ra vào Trung Quốc đã được nối lại. Do vậy, động thái mới nhất này đang giúp nhiều nhà đầu tư kỳ vọng rằng nhu cầu về xăng dầu tại Trung Quốc sẽ được cải thiện hơn nữa vào cuối năm, và nhiều khả năng sẽ là yếu tố “bullish (thúc đẩy)” đến giá trong phiên hôm nay.

Trong một diễn biến mới khác, các chuyên gia cho biết, các lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU) đối với nhập khẩu dầu của Nga có thể sẽ trở thành tâm điểm của thị trường dầu mỏ trong những tuần tới... Giá dầu Brent kỳ hạn dự kiến sẽ đạt trung bình 100 USD/thùng trong quý IV/2022 do nguồn cung bị gián đoạn bởi các lệnh trừng phạt của EU.

Trong khi đó, nhu cầu nhiên liệu toàn cầu vẫn không chắc chắn. Các hoạt động kinh tế của Mỹ tăng trưởng “khiêm tốn” trong những tuần gần đây và không ổn định ở một số khu vực, cũng như giảm ở một số khu vực khác, báo cáo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vừa công bố cho thấy các công ty ngày càng bi quan hơn về triển vọng.

Thực tế, rủi ro tiềm ẩn từ nguồn cung vẫn đang là yếu tố hạn chế đà giảm của giá dầu trước sức ép từ nền kinh tế vĩ mô. Mặc dù Tổng thống Mỹ Joe Biden đã xác nhận kế hoạch giải phóng 15 triệu thùng dầu từ kho dự trữ chiến lược nhằm hạ nhiệt thị trường, tuy nhiên đây là con số không quá lớn so với kế hoạch cắt giảm nguồn cung từ các quốc gia OPEC+

Theo ước tính của các chuyên gia kinh tế, kế hoạch của Tổng thống Biden chỉ có thể bổ sung tương đương khoảng 0,04 triệu thùng dầu/ngày, trong khi nguồn cung dầu 2 tháng cuối năm của nhóm nước OPEC+ được dự đoán sẽ giảm khoảng 0,6 – 1 triệu thùng/ngày. Do vậy, nguồn cung không chắc chắn vẫn sẽ có thể hỗ trợ cho giá dầu, đặc biệt là khi thị trường đang thận trọng chờ đợi các thông tin từ lệnh trừng phạt dầu Nga bằng đường biển của EU.

Giá xăng dầu tại thị trường trong nước 

Tại thị trường trong nước, ngày 11/10, Liên Bộ Công Thương – Tài chính đã công bố giá cơ sở đối với các mặt hàng xăng dầu cho kỳ điều hành từ ngày 11/10.

Trong kỳ điều hành giá xăng dầu ngày 11/10, giá xăng tăng 560 - 564 đồng/lít, trong khi đó, giá dầu tăng mạnh, lên tới gần 2.000 đồng/lít do nguồn cung bị cắt giảm.

Liên Bộ Công thương - Tài chính cho biết, trong kỳ điều hành lần thứ 2 trong tháng 10, giá xăng dầu thế giới tăng mạnh cùng với việc tỷ giá USD/VND tăng, một số chi phí kinh doanh xăng dầu đã được Bộ Tài chính công bố điều chỉnh tăng nên giá cơ sở xăng dầu đều tăng.

Giá xăng dầu hôm nay 21/10: Giá xăng tăng nhẹ chiều nay? - Ảnh 5.

Chiều nay, giá xăng dầu trong nước nói trên sẽ được điều chỉnh tại kỳ điều hành giá của liên Bộ Tài chính - Công Thương. Dự kiến giá xăng dầu trong nước sẽ tiếp tục tăng nếu cơ quan quản lý không tác động đến quỹ bình ổn.

Để hỗ trợ cho đời sống của người dân và hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định giảm mức trích lập Quỹ Bình ổn giá đối với các mặt hàng xăng dầu, chi Quỹ Bình ổn giá đối với mặt hàng dầu diesel để hạn chế mức tăng giá bán lẻ xăng dầu trong nước.

Cụ thể, liên Bộ Công Thương - Tài chính thực hiện trích lập Quỹ Bình ổn giá đối với mặt hàng xăng E5 RON 92 ở mức 200 đồng/lít (kỳ trước là 451 đồng/lít); xăng RON 95 ở mức 400 đồng/lít (kỳ trước là 600 đồng/lít), dầu diesel ở mức 0 đồng/lít (kỳ trước là 300 đồng/lít), dầu hỏa ở mức 0 đồng/lít (kỳ trước là 300 đồng/lít) và dầu mazut ở mức 708 đồng/kg (kỳ trước là 741 đồng/kg).

Liên Bộ Công Thương - Tài chính cũng thực hiện chi Quỹ Bình ổn giá đối với mặt hàng dầu diesel ở mức 200 đồng/lít và không chi quỹ đối với các loại xăng dầu khác.

Sau khi thực hiện trích lập và chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu nêu trên, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường ngày 21/10 như sau: Xăng E5 RON 92: không cao hơn 21.292 đồng/lít (tăng 560 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành), thấp hơn xăng RON 95-III 715 đồng/lít; Xăng RON 95-III: không cao hơn 22.007 đồng/lít (tăng 564 so với giá bán lẻ hiện hành); Dầu điêzen 0.05S: không cao hơn 24.187 đồng/lít (tăng 1.979 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành), nếu không chi Quỹ Bình ổn giá 200 đồng/lít, giá sẽ tăng 2.179 đồng/lít và giá bán sẽ là 24.387 đồng/lít; Dầu hỏa: không cao hơn 22.820 đồng/lít (tăng 1.132 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành); Dầu mazut 180CST 3.5S: không cao hơn 14.094 đồng/kg (ổn định so với giá bán hiện hành).

Bộ Công Thương đang phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát việc thực hiện trách nhiệm bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường của các thương nhân kinh doanh xăng dầu và sẽ xử lý nghiêm nếu phát hiện các hành vi vi phạm. 

Được biết, chiều nay, giá xăng dầu trong nước sẽ được điều chỉnh tại kỳ điều hành giá của liên Bộ Tài chính - Công Thương. Giá dầu thô tiếp tục biến động nên giá xăng dầu trong nước dự kiến tăng nhẹ tiếp trong kỳ điều hành chiều hôm nay. Tuy nhiên, cụ thể mức điều chỉnh thế nào còn phụ thuộc vào tính toán của nhà điều hành và mức chi/trích quỹ bình ổn giá. 

Nhiều doanh nghiệp dự kiến giá xăng dầu trong nước sẽ tiếp tục tăng nếu cơ quan quản lý không tác động đến quỹ bình ổn. Giá xăng trong nước có thể tăng dao động trong khoảng 170-290 đồng/lít tùy loại. Giá dầu tăng cao hơn, có thể lên thêm 860 đồng/lít (kg). Nếu cơ quan điều hành tăng trích lập quỹ bình ổn, giá xăng có thể không đổi, còn dầu tăng ít hơn.

Tính từ đầu năm đến nay, giá mặt hàng xăng đã trải qua 27 lần điều chỉnh giá, trong đó có 14 lần tăng, 12 lần giảm, và một lần giữ nguyên.

Bộ Công Thương đã có văn bản khẩn gửi Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đề xuất một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh xăng dầu.

Bộ Công Thương đề nghị Bộ Tài chính kịp thời rà soát và điều chỉnh mức chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về Việt Nam, chi phí kinh doanh định mức, lợi nhuận định mức... theo mức phù hợp với thực tế phát sinh.

Với Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công Thương đề nghị có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nâng hạn mức tín dụng, tiếp cận lãi suất ưu đãi, nguồn ngoại tệ; tạo điều kiện về thủ tục vay vốn, mua ngoại tệ để nhanh chóng thực hiện các thủ tục mua xăng dầu.